Là người Việt học tập, lao động làm việc ở Đức bạn quan tâm các chương trình định cư, nhập tích ở Đức nhưng lại lo sợ không biết: “sau khi nhập tịch Đức, có bị mất quốc tịch Việt Nam không?”.
Là người Việt học tập, lao động làm việc ở Đức bạn quan tâm các chương trình định cư, nhập tích ở Đức nhưng lại lo sợ không biết: “sau khi nhập tịch Đức, có bị mất quốc tịch Việt Nam không?”.
Nếu không có cha mẹ là người Đức nhưng sinh ra trên lãnh thổ nước Đức, bạn có thể đủ điều kiện nhập quốc tịch theo nơi sinh(jus soli). Một người có thể nhận được quyền công dân này nếu:
– Một trong hai cha mẹ (hoặc cả 2) đã sống ở Đức ít nhất 8 năm trước khi sinh đứa trẻ
– Vào thời điểm sinh đứa trẻ, một trong hai cha/mẹ đã có giấy phép cư trú vĩnh viễn.
– Để có được loại quốc tịch này, đứa trẻ khi lớn lên (từ 18-23 tuổi) cần phải chọn quốc tịch của cha mẹ hoặc quốc tịch Đức. Có hai phương án để lựa chọn là từ bỏ quốc tịch của cha mẹ để lấy quốc tịch Đức hoặc đăng ký song tịch.
Lưu ý: Chỉ những đứa trẻ sinh sau ngày 2/2/1990 mới có quyền có được loại quốc tịch này.
Để mang cùng lúc hai quốc tịch Đức và một quốc tịch khác không phải một điều dễ dàng. Chỉ có các trường hợp sau được phép mang hai quốc tịch Đức, cụ thể:
– Người đến từ một quốc gia thuộc EU hoặc Liên Xô cũ.
– Người đến từ một quốc gia không cho phép công dân từ bỏ quyền công dân của mình.
– Người có cha mẹ quốc tịch Mỹ.
– Người đã được chính quyền Đức cho phép giữ thêm một quốc tịch khác.
Để mang song tịch gồm quốc tịch Việt Nam, bạn cần:
– Có giấy tờ chứng minh bạn đã từng mang quốc tịch Việt Nam hoặc còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam.
– Có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam: nhà ở thuộc sở hữu hoặc nhà thuê, ở nhờ nhà nhà người khác hoặc người thân bảo lãnh.
Sau khi tìm hiểu nhập quốc tịch Đức mất bao lâu, bạn cần tìm hiểu những lý do phổ biến khiến đơn xin nhập quốc tịch Đức bị từ chối để việc chuẩn bị hồ sơ được chỉn chu hơn, cụ thể:
– Không đáp ứng được yêu cầu cư trú.
– Không có đủ nguồn tài chính để trang trải cho bản thân & gia đình, trừ các trường hợp được miễn trừ. Ví dụ, bạn bị mất việc không phải do lỗi của mình, nhưng bạn có thể chứng minh đang tìm việc làm.
– Cung cấp thông tin sai lệch trong đơn đăng ký.
– Không đóng đủ các khoản đóng góp của tiểu bang trong thời gian cư trú tại Đức.
– Có rủi ro về quốc tịch đối với Đức & công dân của nước này.
– Đã phạm trọng tội (tội nhẹ như phạt tiền không được coi là trở ngại cho việc nhập quốc tịch).
– Không từ bỏ quốc tịch trước đây (vì Đức chỉ cho phép có hai quốc tịch trong những trường hợp ngoại lệ).
Nếu bị từ chối đơn xin nhập tịch Đức, bạn sẽ nhận được một lá thư nêu rõ lý do từ chối. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể nộp đơn lại, hoặc có thể nộp đơn kháng cáo quyết định từ chối. Trong trường hợp này, bạn nên thuê đại diện pháp lý chuyên nghiệp để thuận lợi hơn trong quá trình kháng cáo.
Nhập quốc tịch Đức mất bao lâu? Có thể nói, điều kiện nhập quốc tịch Đức khá khắt khe. Tuy nhiên, hiện nay, Đức đang có xu hướng nới lỏng điều kiện nhập cư để thu hút thêm lao động nước ngoài.
Xem thêm: 6 quốc gia Liên Minh Châu Âu EU cấp visa tìm việc cho người nước ngoài
Đầu tư định cư Đức dạng doanh nhân, cơ hội tận hưởng cuộc sống cao cấp châu Âu
Đức là quốc gia thu hút nhiều người đến sinh sống, làm việc và học tập. Song song với đó, nhu cầu nhập quốc tịch Đức cũng rất cao. Đức là một quốc gia đầy những thủ tục hành chính rắc rối, ngay cả Bộ Ngoại giao Liên bang Đức cũng nhận thấy rằng luật công dân vô cùng phức tạp. Nhập quốc tịch Đức mất bao lâu? Sinh con ở Đức có được nhập quốc tịch không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết.
Trước khi trả lời cho vấn đề nhập quốc tịch Đức mất bao lâu, ta cần làm rõ các trường hợp chính để có quốc tịch Đức, bao gồm:
– Nhập tịch Đức dành cho công dân nước ngoài
– Quốc tịch Đức thông qua huyết thống (Jus Sanguinis)
– Quốc tịch Đức thông qua luật trẻ sinh ra tại Đức (Jus Soli)
Người nước ngoài muốn nhập quốc tịch Đức mất bao lâu? Các yêu cầu cần đáp ứng để đủ điều kiện nhập quốc tịch Đức gồm:
– Sống ở Đức có giấy phép cư trú ít nhất tám năm hoặc sống ở Đức theo giấy phép cư trú trong bảy năm và tham gia khóa học hòa nhập (có thể rút ngắn còn sáu năm với một số trường hợp hòa nhập đặc biệt).
– Chứng minh trình độ tiếng Đức ít nhất B1.
– Đủ khả năng tài chính trang tải cho bản thân và gia đình.
– Tuân thủ pháp luật & không có tiền án tiền sự.
– Vượt qua bài kiểm tra quyền công dân.
– Từ bỏ mọi quyền công dân trước đây.
– Người có quốc tịch Đức có thể xin quốc tịch Việt Nam tại Điều 19 Luật quốc tịch năm 2008, sửa đổi năm 2014. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật Đức, người đó có thể mang song tịch Đức – Việt. Nếu không đáp ứng được quy định và có bố mẹ là công dân Việt Nam, người đó chỉ được mang một quốc tịch Việt Nam duy nhất.
– Nếu một người mang quốc tịch Việt Nam muốn nhập tịch Đức phải đáp ứng điều kiện của pháp luật Đức và cần phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Nước Đức chỉ cho phép trẻ em sinh ra có cha/mẹ mang quốc tịch hoặc thường trú nhân Đức đã ở Đức từ 3 năm trở lên có thể xin nhập tịch Đức, bất kể có thể đồng thời xin nhập quốc tịch khác.
Người có 2 quốc tịch có thể được tận dụng nhiều quyền lợi như:
1. Có quyền di chuyển và sống ở 2 quốc gia khác nhau mà không cần visa hay thủ tục phức tạp.
2. Nếu một trong hai quốc gia đang có xung đột, người có 2 quốc tịch có thể chuyển sang quốc tịch khác để tránh nguy hiểm.
3. Có quyền tận dụng các lợi ích xã hội và kinh tế ở cả 2 quốc gia.
4. Có thể tận dụng các cơ hội giáo dục và nghề nghiệp ở cả hai quốc gia.
5. Có quyền bỏ phiếu và tham gia chính trị ở cả hai quốc gia.
Thời gian xử lý hồ sơ nhập quốc tịch Đức có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, theo thông tin từ Cục Quản lý Dân cư và Quốc tịch Đức, thời gian xử lý trung bình là từ 6 đến 8 tháng. Bạn cần liên hệ với cơ quan quản lý dân cư và quốc tịch Đức để biết thêm thông tin chi tiết và thủ tục cần thiết.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp giải đáp thắc mắc “Nhập quốc tịch Đức có mất quốc tịch Việt Nam?”. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chương trình Du học nghề định cư Đức, hãy Click ngay Lấy số hotline để được tư vấn miễn phí!
Đức thực hiện những biện pháp để cải thiện tình trạng kinh tế và xã hội, đảm bảo an ninh và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chính phủ cũng dự định đẩy mạnh chính sách đa văn hóa và đa dân tộc, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng nhập cư tại Đức.
Ngoài việc cho phép mang hai quốc tịch, chính phủ mới còn có ý định ‘đơn giản hóa tiến trình trở thành công dân Đức và tiến tới luật quốc tịch hiện đại’.
Đáng chú ý, thỏa thuận còn nêu rõ luật sẽ được thay đổi để cho phép công dân mang nhiều quốc tịch. Điều này đồng nghĩa sẽ cho phép cả công dân ngoài Liên minh châu u (EU) được mang hai quốc tịch. Hiện tại, những công dân ngoài khối này không lớn lên ở Đức thường phải lựa chọn giữa quốc tịch Đức hay quốc tịch nước ngoài sau khi đủ 21 tuổi.
Thỏa thuận cũng sẽ rút ngắn khung thời gian xin nhập quốc tịch Đức xuống chỉ còn 5 năm hoặc 3 năm với những trường hợp có thành tựu hội nhập đặc biệt.
Cho đến nay, những người không phải là công dân Đức, không kết hôn với người Đức chỉ có thể xin nhập quốc tịch sau khi đã cư trú hợp pháp liên tục tại nước này trong 8 năm. Thời gian này có thể giảm xuống còn 7 năm khi hoàn thành khóa học hội nhập hoặc 6 năm khi có trình độ ngoại ngữ tiếng Đức cao hơn trình độ B1.