Thông tin về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng. Cụ thể, tỷ lệ nam giới chiếm 49,9%, nữ giới chiếm 50,1%.
Thông tin về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng. Cụ thể, tỷ lệ nam giới chiếm 49,9%, nữ giới chiếm 50,1%.
Thông tin về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng. Cụ thể, tỷ lệ nam giới chiếm 49,9%, nữ giới chiếm 50,1%.
Do mức sinh có xu hướng giảm nhẹ nên tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Cụ thể, tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%.
Dân số trung bình khu vực thành thị là 38,2 triệu người, chiếm 38,1%; khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, chiếm 61,9%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (xếp sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới.
Do mức sinh có xu hướng giảm nhẹ nên tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Cụ thể, tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%.
Cơ cấu dân số của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ lệ người cao tuổi và giảm tỷ lệ dân số trẻ. Việt Nam hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng và cũng đồng thời trong quá trình già hóa dân số.
Dân số trung bình của Việt Nam trong 5 năm gần đây (Đơn vị: Nghìn người) (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Tỷ trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi giảm từ 24,3% năm 2019 xuống khoảng 23,9% năm 2023; trong khi nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 11,9% năm 2019 lên 13,9% vào năm 2023. Nhóm dân số trong độ tuổi từ 15- 59 tuổi chiếm 63,8% năm 2019 giảm xuống còn 62,2% năm 2023.
Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam tiếp tục diễn ra mạnh mẽ do việc di cư dân số từ khu vực nông thôn đến thành thị và việc mở rộng địa giới hành chính các khu vực thành thị.Tỷ lệ dân số thành thị năm 2023 của Việt Nam khoảng 38,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm, so với năm 2022, và tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2021.
Tổng tỷ suất sinh (TFR) năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ. Mức sinh có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.
TFR của Việt Nam thấp hơn TFR trung bình của các nước Đông Nam Á (2 con/phụ nữ), cao hơn bốn quốc gia trong khu vực. Cụ thể là: Brunei (1,9 con/phụ nữ), Philippines (1,9 con/phụ nữ), Thái Lan (1,1 con/phụ nữ) và Singapore (1,0 con/phụ nữ); trong khi TFR của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia còn lại trong khu vực.
Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) của dân số Việt Nam năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái, phản ánh tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta vẫn ở mức cao. SRB của Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại trong những năm gần đây và dự báo sẽ giảm trong những năm tiếp theo.
Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực thực hiện các biện pháp tốt hơn để đạt được mục tiêu của Chính phủ đề ra trong Chiến lược Dân số Việt Nam “Đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống”.
Năm 2023: Tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,7 tuổi
Công bố của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp, thể hiện những thành công của chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khỏe, nâng cao mức sống cho nhân dân nói chung trong những năm qua của Đảng và Nhà nước ta.
Tỷ suất chết thô (CDR) của Việt Nam năm 2023 ước tính là 5,5 người chết/1000 dân. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, CDR của Việt Nam ở mức trung bình. CDR của Việt Nam chỉ cao hơn Brunei, thấp hơn các quốc gia còn lại trong khu vực, Trong đó, CDR cao nhất trong số các quốc gia trong khu vực là Thái Lan và Malaysia (9 người chết/1000 dân) và thấp nhất là của Brunei (4 người chết/1000 dân).
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người Việt Nam năm 2023 là 73,7 tuổi; trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, của nữ giới là 76,5 tuổi.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng và hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe thai sản cho bà mẹ và trẻ em nói riêng, cũng như điều kiện phát triển toàn diện kinh tế-xã hội nói chung. Năm 2023, IMR của Việt Nam ước tính là 12 trẻ em dưới 1 tuổi tử vong trên 1000 trẻ sinh sống. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi của Việt Nam thấp hơn của thế giới và của châu Á.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) cũng có xu hướng giảm nhẹ trong những năm vừa qua. U5MR của Việt Nam năm 2023 ước tính là 18,2 (trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống), giảm nhẹ so với năm 2022 (18,9 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống).
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người Việt Nam năm 2023 là 73,7 tuổi; trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, của nữ giới là 76,5 tuổi. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam hiện nay thấp hơn 3 quốc gia là: Singapore (83 tuổi), Brunei (78 tuổi), Thái Lan (76 tuổi).
Cơ quan thống kê quốc gia nhận định, dân số Việt Nam có những biến đổi nhân khẩu học mạnh mẽ với một số đặc trưng nổi bật. Đó là: Dân số đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, xu hướng già hóa dân số vẫn đang diễn ra nhanh chóng; tốc độ đô thị hóa cao; mức sinh giảm xuống thấp nhất trong giai đoạn 2018-2023; các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khỏe, nâng cao mức sống cho nhân dân nói chung đạt được những thành công nhất định, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình cao trong nhiều năm trở lại đây.
Ngày 20/3/2023, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì họp tổ công tác gồm đại diện Lãnh đạo một số Bộ, ngành chuẩn bị cho sự kiện quy mô dân số Việt Nam đạt 100 triệu người vào trung tuần tháng Tư năm 2023.
Chủ trì buổi họp có Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương. Tham gia họp gồm thành viên Tổ công tác: Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương; Phó Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Trung Tiến; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm; Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và KHHGĐ Phạm Vũ Hoàng; Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền; Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng… cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chủ trì họp chuẩn bị sự kiện
Dự báo đến trung tuần tháng Tư năm 2023, quy mô dân số Việt Nam sẽ chạm mốc 100 triệu dân. Đây là con số hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Quy mô dân số Việt Nam phát triển bền vững trong 20 năm gần đây. Năm 2020, quy mô dân số nước ta đạt 77,6 triệu người, tăng lên đạt mốc 100 triệu người năm 2023 (trung bình dân số Việt Nam tăng khoảng 1 triệu/năm). Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia, Philippin) và đứng thứ 15 trên thế giới. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số Việt Nam trong trong thời kỳ dân số vàng khi có 67,4% dân số trong độ tuổi lao động. Đây được xem là cơ hội thuận lợi, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương phát biểu tại cuộc họp
Để đánh dấu sự kiện quy mô dân số Việt Nam chạm mốc 100 triệu dân năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan tổ chức chuỗi hoạt động liên quan đến sự kiện này. Theo đó, sẽ diễn ra một số hoạt động chính: Lễ Mít tinh đón chào quy mô dân số Việt Nam đạt 100 triệu dân do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; Lễ thăm và tặng quà trẻ sơ sinh là công dân thứ 100 triệu tại bệnh viện do Bộ Y tế chủ trì; Lễ cổ động, diễu hành “100 triệu dấu chân con cháu Lạc Hồng” do Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội chủ trì. Bên cạnh những hoạt động chính đó còn có một số hoạt động khác như: Cuộc thi Khoảnh khắc cuộc sống (Khoảnh khắc cuộc sống của người dân Việt Nam qua ảnh/clip) do Bộ Y tế chủ trì, các hoạt động tuyên truyền sự kiện trên các phương tiện thông tin đại chúng diễn ra trước, trong và sau sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.
Mọi khâu công tác để chuỗi hoạt động đón chào sự kiện quy mô dân số cả nước đạt 100 triệu dân vào tháng Tư năm 2023 đang được các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan tích cực thực hiện.
Các đơn vị chủ trì và phối hợp đang thực hiện rà soát, hoàn thiện các phương án, kịch bản chuỗi hoạt động từ công tác tổ chức, chuẩn bị tài liệu hậu cần cho đến công tác an ninh an toàn, truyền thông cho sự kiện…
Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia phải đối mặt với thách thức già hóa dân số thì việc Việt Nam đạt quy mô dân số 100 triệu người – một trong 15 nước trên thế giới có quy mô dân số 100 triệu người trở lên – với dân số đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu biết tận dụng quy mô cùng cơ cấu dân số vàng mang lại, hy vọng Việt Nam sẽ trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng trong tương lai không xa./.
Dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu dân vào năm 2023 - Ảnh minh họa: NAM TRẦN
Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023. Theo thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 là 100,3 triệu người, tăng 834,8 nghìn người so với năm 2022.
Hiện Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới.
Trong đó, nam giới là 50 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 50,3 triệu người, chiếm 50,1%. Tỉ số giới tính của dân số là 99,5 nam/100 nữ.
Theo Tổng cục Thống kê, mức sinh đang có xu hướng giảm nhẹ, tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây. Dự báo mức sinh tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo (tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%).
Cơ cấu dân số của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tăng tỉ lệ người cao tuổi và giảm tỉ lệ dân số trẻ. Việt Nam hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng và cũng đồng thời trong quá trình già hóa dân số.
Cụ thể, tỉ trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi giảm từ 24,3% năm 2019 xuống khoảng 23,9% năm 2023; trong khi nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 11,9% năm 2019 lên 13,9% vào năm 2023. Nhóm dân số trong độ tuổi từ 15-59 tuổi chiếm 63,8% năm 2019 giảm xuống còn 62,2% năm 2023.
Bên cạnh đó, tổng tỉ suất sinh năm 2023 ước tính là 1,96 con/phụ nữ. Tỉ suất sinh của Việt Nam thấp hơn trung bình của các nước Đông Nam Á (2,0 con/phụ nữ). Đặc biệt, tình trạng mất cân bằng giới tính vẫn còn ở mức cao. Tỉ số giới tính khi sinh năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái.