Hội Thảo Kinh Tế 2024

Hội Thảo Kinh Tế 2024

PGS. TS Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh: "Kinh tế chính trị đã và đang khẳng định vai trò là một lĩnh vực khoa học chủ đạo, được nghiên cứu và giảng dạy rộng rãi trên toàn cầu. Qua nhiều năm, ngành này không ngừng phát triển, trở nên ngày càng liên ngành và đa chiều, tiếp cận những vấn đề nổi cộm của thế giới đương đại như bất bình đẳng, tái phân phối, phát triển bền vững, toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế, và các chính sách kinh tế-môi trường.

PGS. TS Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh: "Kinh tế chính trị đã và đang khẳng định vai trò là một lĩnh vực khoa học chủ đạo, được nghiên cứu và giảng dạy rộng rãi trên toàn cầu. Qua nhiều năm, ngành này không ngừng phát triển, trở nên ngày càng liên ngành và đa chiều, tiếp cận những vấn đề nổi cộm của thế giới đương đại như bất bình đẳng, tái phân phối, phát triển bền vững, toàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế, và các chính sách kinh tế-môi trường.

Thúc đẩy sự phát triển khoa học kinh tế chính trị tại Việt Nam

Hội thảo “Khoa học Kinh tế Chính trị: Những vấn đề đương đại” thu hút được sự tham gia đông đảo của các học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, giảng viên tại các trường đại học trong cả nước, nghiên cứu sinh, học viên.

Các phát biểu tại hội thảo tập trung làm rõ các vấn đề kinh tế chính trị đương đại tại Việt Nam - Ảnh: VGP/NN

Hội thảo đã tập trung làm rõ các vấn đề kinh tế chính trị đương đại trên thế giới và ở Việt Nam, các xu hướng kinh tế chính trị cũng như dự báo toàn cầu hoá kinh tế trong những năm tới của thế giới, với những vấn đề như: Trật tự kinh tế thế giới thể hiện qua quá trình phân mảnh của xu thế toàn cầu hoá trong thế kỷ XXI, bản chất của chủ nghĩa tư bản qua góc nhìn mô hình tăng trưởng xanh; Triển vọng cũng như sự phức tạp của trật tự kinh tế thế giới mới này.

Các vấn đề kinh tế chính trị thế giới còn cung cấp những phân tích sâu sắc ở khía cạnh của vấn đề tài chính toàn cầu với các biểu hiện của sự biến đổi và dấu hiệu đổ vỡ của hệ thống tài chính thế giới hay nguy cơ chiến tranh tiền tệ.

Thảo luận tại Hội thảo không chỉ giúp làm rõ hơn những thách thức mà thế giới đang đối mặt mà còn cung cấp những gợi ý cho các nhà quản lý, chính phủ và các nhà nghiên cứu trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phức tạp hiện nay.

Hội thảo cũng tập trung làm rõ các vấn đề kinh tế chính trị đương đại tại Việt Nam. Đây là một phần rất quan trọng, phản ánh sự phát triển nhanh chóng và những thách thức mà kinh tế chính trị Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình hội nhập toàn cầu, những tác động của trật tự thế giới mới tới kinh tế chính trị Việt Nam nói chung và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam nói riêng; Những vấn đề như cải cách kinh tế, chính sách phát triển xanh và bền vững ở Việt Nam, quản lý tài nguyên, và phát triển bền vững; biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính, bất bình đẳng kinh tế, chuyển đổi số, hạ tầng số và kinh tế số, vốn xã hội và bình đẳng giới, dân số, năng suất lao động được bàn luận một cách sâu sắc, nhằm đưa ra những góc nhìn và nhận định mới mẻ được đưa ra thảo luận chi tiết.

Các nhà khoa học đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế chính trị của đất nước, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới ty duy, nhận thức hành động để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tận dụng và phát huy những tiềm lực mềm một cách hiệu quả và bền vững; đánh giá và nhìn nhận đúng nhằm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân; những giải pháp cho vấn đề an ninh kinh tế Việt Nam, kinh tế biên mậu nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế dài hạn.

Trong những năm qua, kinh tế chính trị học ở Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng về lý luận, làm nền tảng cho các quyết sách của Đảng và nhà nước, góp phần vào thành tựu của công cuộc Đổi mới. Hiện nay, việc nghiên cứu và giảng dạy kinh tế chính trị ở Việt Nam đang có bước phát triển cùng với các xu hướng lớn trên thế giới, đồng thời tiếp tục duy trì những định hướng cơ bản, mang tính truyền thống.

Những mối liên hệ và đứt gãy giữa tính liên tục, kế thừa truyền thống với tính mới, cập nhật đương đại trong kinh tế chính trị đòi hỏi phải tăng cường đối thoại khoa học về các vấn đề đương đại và truyền thống, tạo không gian thảo luận cởi mở làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển của khoa học kinh tế chính trị tại Việt Nam.

Hội thảo được tổ chức với mục đích tăng cường trao đổi và chia sẻ về xu hướng tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất và các chính sách kinh tế vĩ mô của Châu Âu và Châu Mỹ, và những tác động, khuyến nghị cho Việt Nam trong năm 2023 và triển vọng năm 2024.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái, lạm phát tăng cao, xung đột địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng và gián đoạn thương mại, việc dự báo triển vọng kinh tế tại các thị trường chủ chốt của Việt Nam như các khu vực Châu Âu và Châu Mỹ có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam khi thị trường trong nước còn yếu, đầu tư khu vực tư nhân chưa phục hồi… Là hai khu vực đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, tình hình kinh tế Châu Âu và Châu Mỹ sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Hội thảo khoa học với chủ đề “Kinh tế Châu Âu – Châu Mỹ năm 2023 và triển vọng năm 2024: Tác động và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” sẽ tập trung tham luận các nội dung chính:

Kinh tế EU năm 2023 và triển vọng năm 2024

Kinh tế Châu Mỹ năm 2023 và dự báo đối với năm 2024

Friend-shoring, de-risking, self-reliance: các xu hướng chính trong chiến lược chuyển dịch chuỗi cung ứng trên toàn cầu trong năm 2024

Nâng cấp chuỗi giá trị Việt Nam trong năm 2024

Cơ hội và thách thức đối với hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường quốc tế trong năm 2024

Viễn cảnh hạ cánh mềm "soft-landing" của nền kinh tế thế giới

Hội thảo sẽ có sự tham gia của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả quốc tế, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên đến từ các cơ quan nhà nước, các trường đại học và viện nghiên cứu.

Thông qua các bài tham luận và phiên thảo luận, các diễn giả, khách mới sẽ tập trung đánh giá những biến động của nền kinh tế thế giới như đại dịch Covid 19, khủng hoảng năng lượng, căng thẳng chính trị, chuyển dịch chuỗi cung ứng, lạm phát leo thang và những xu thế mới như cách mạng công nghệ 4/0, chuyển đổi số, xu hướng phát triển bền vứng có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế tại Châu Âu và Châu Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Từ đó, các phát biểu tập trung vào các khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam khi bối cảnh thế giới và trong nước đặt ra nhiều thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa cũng như quản lý giám sát thị trường tài chính tại nước ta.

Ban tổ chức kính mời các chuyên gia, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm cùng tham dự hội thảo.

Thời gian: 8:30 - 11:30, Thứ 4, Ngày 27/12/2023

Địa điểm: Hội trường 801, Toà nhà E4, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Thư mời viết bài Hội thảo Khoa Kinh tế: Đô thị hoá và Phát triển bền vững

Ngày 27/08/2024     1,696 lượt xem

Thực hiện nhiệm vụ NCKH năm học 2024-2025, Khoa Kinh tế trân trọng kính mời Quý Thầy/cô, Quý Nhà khoa học tham gia viết bài cho Hội thảo Khoa Kinh tế với chủ đề: "Đô thị hoá và Phát triển bền vững"

Thông tin chi tiết vui lòng xem tại đây:

Tham dự Hội thảo, về phía khách mời có PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban, Ban Kinh tế Trung ương; PGS. TS. Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; TS. Đoàn Hồng Quang là chuyên gia kinh tế cao cấp của Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội; PGS.TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương,...Về phía Viện Konrad-Adenauer Việt Nam có ông Peter Girke là Trưởng đại diện KAS tại Việt Nam; về phía Viện Kinh tế Việt Nam có PGS.TS. Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng, cùng các cán bộ của Viện. Ngoài ra, hội thảo còn có sự góp mặt của các nhà khoa học đến từ một số cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu và các chuyên gia trong nước và Viện KAS.

Ông Peter Girke phát biểu khai mạc Hội thảo

PGS.TS. Bùi Quang Tuấn phát biểu khai mạc Hội thảo

Sau lời phát biểu khai mạc của ông Peter Girke và PGS.TS. Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, các đại biểu đã lần lượt nghe bài trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu: “Đánh giá tác động kinh tế của Đại dịch Covid-19 và các gói kích thích kinh tế của Chính phủ đồi với kinh tế Việt Nam năm 2020” do TS. Lê Xuân Sang trình bày.

TS. Lê Xuân Sang – trưởng nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo

Sau phần trình bày kết quả nghiên cứu của diễn giả TS. Lê Xuân Sang, Viện Kinh tế Việt Nam, hội thảo đã lắng nghe ý kiến bình luận, đóng góp của các đại biểu tham dự.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban, Ban Kinh tế Trung ương, sau khi phân tích những kết quả tích cực và đóng góp mới của Báo cáo nghiên cứu, đã đưa ra các hướng nghiên cứu và mong muốn nhóm nghiên cứu có những nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh khác về tác động của Đại dịch Covid-19 trong dài hạn bên cạnh những tác động trong thời gian ngắn hạn. Cùng với đó cần xây dựng các phương án hỗ trợ cụ thể cho các kịch bản khác nhau theo báo cáo; từ đó, đưa ra một chính sách toàn diện cho phát triển kinh tế dài hạn trong bối cảnh hiện nay.

Bình luận về Báo cáo của Nhóm nghiên cứu, PGS. TS. Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng phân tích những điểm khác biệt, đóng góp mới của Nhóm nghiên cứu, đồng thời, gợi ý Báo cáo nên đi sâu thêm vào 2 góc độ, thứ nhất là nghiên cứu so sánh Covid-19 với các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế khác; thứ hai, nên nghiên cứu sâu hơn theo hướng hệ thống hóa các biện pháp y tế và hệ lụy khi áp dụng các biện pháp này.

PGS. TS. Đinh Văn Nhã đóng góp ý kiến tại Hội thảo

PGS.TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đồng ý rằng các biện pháp kích thích hỗ trợ cần ưu tiên cho doanh nghiệp lớn, có năng lực cạnh tranh cao tạo đột phá cho việc phát triển, cùng với đó, Việt Nam cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển chứ không phải chỉ dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh những ý kiến nêu trên, một số đại biểu cũng có những đóng góp để đưa ra các đề xuất các hướng nghiên cứu chuyên sâu cho báo cáo trong tương lai.

Kết thúc buổi hội thảo, PGS.TS. Bùi Quang Tuấn đã gửi lời cảm ơn đến các đại biểu tham dự, đóng góp ý kiến để nhóm tác giả của đề tài có cơ sở hoàn thiện báo cáo của đề tài.

Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Học viện Tài chính phối hợp Trường đại học Tài chính-Marketing, Trường đại học Tài chính-Kế toán, Trường đại học Tài chính-Quản trị kinh doanh và Viện Chiến lược và Chính sách tài chính đồng tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 6 năm 2024 với chủ đề: “Tài chính-Kế toán thúc đẩy

Ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long,

với chủ đề “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”.

Sáng 30/5, tại Hà Nội, Cục Khoa học quân sự (Bộ Quốc phòng) - Văn phòng 701 chủ trì, phối hợp Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và một số cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế về khoa học và công nghệ xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin tồn lưu sau chiến tranh đối với con người, môi trường ở Việt Nam.

Ngày 14/12, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Văn học so sánh Đông Nam Á: Lịch sử, lý thuyết và những khả năng ứng dụng”.

Ngày 16/11, tại thành phố Cần Thơ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Frideric Elbert tại Việt Nam (Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức Hội thảo quốc tế "Chính sách an sinh xã hội cho người lao động Đức trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ tư và giá trị tham khảo đối với Việt Nam".

Ngày 25/10 tại Hà Nội, Viện Lãnh đạo học và Chính sách công,

, phối hợp Hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE) tổ chức Hội thảo quốc tế năm 2023 chủ đề “Động lực đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số - Từ tầm nhìn đến thực tế”.

Nhận lời mời của đảng Lao động Mexico (PT), Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học dẫn đầu đã tham dự Hội thảo quốc tế "Các chính đảng và một xã hội mới" lần thứ XXVII tại thủ đô Mexico City.

Hơn 130 bài viết và tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại hội thảo đã góp phần nhận diện, làm sáng tỏ nhiều vấn đề đặt ra và đề xuất nhiều định hướng, chính sách, giải pháp nổi bật thích ứng vĩ mô và vi mô, trước mắt và lâu dài cho yêu cầu phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa.

Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về tài chính và quy hoạch đất đai”, nhằm cung cấp kinh nghiệm của một số nước trên thế giới xử lý vấn đề liên quan đến tài chính, đất đai và quan điểm, góc nhìn đa chiều về các vấn đề này từ các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực

Sáng 1/8, Khoa Xã hội học - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp cùng các đối tác tổ chức khai mạc Hội thảo quốc tế với chủ đề “Tạo ra sự khác biệt - Công tác xã hội không rào cản: Hướng tới phát triển bền vững và ứng phó với tình huống khẩn cấp”.

Ngày 25/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số”.

Ngày 3/12, tỉnh Nghệ An phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772-1822) - Danh nhân văn hoá và giá trị di sản.

Ngày 22/11, tại thủ đô Moskva của Nga, Hội luật gia dân chủ quốc tế, Quỹ quốc tế “Con đường Hòa bình” và Trung tâm “Luật hòa bình” phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế "Tranh chấp trên Biển Đông và nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế", với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, học giả Nga, Việt Nam và quốc tế.

Sáng 16/11, tại Đà Nẵng, Học viện Ngoại giao phối hợp các đối tác trong và ngoài nước tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 với chủ đề “Biển Hòa Bình - Phục hồi bền vững”.

Sáng 5/11, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị khoa học công nghệ kết hợp Hội thảo cột sống quốc tế. Hội nghị thu hút hơn 700 đại biểu là các chuyên gia đầu ngành y tế từ các nước Nhật Bản, Thái Lan và các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực.

Chiều 3/11, tại tỉnh Vĩnh Long, Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp Quỹ Rosa Luxemburg, Văn phòng Đông Nam Á tại Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế với hình thức trực tiếp và trực tuyến với chủ đề “Các giá trị của Chủ nghĩa Xã hội”.

Đại dịch Covid-19 đã bộc lộ những điểm yếu của toàn cầu hóa. Do vậy, xu hướng tiếp tục hợp tác và hội nhập quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa là tiến trình khó có thể đảo ngược, nhất là khi các nước đang hướng đến mục tiêu vực dậy nền kinh tế hậu đại dịch.

Việt Nam đã và đang triển khai các chính sách mở cửa chào đón khách quốc tế, đây là cơ hội cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên nước ngoài quan tâm đến Hội thảo có thể bay đến Việt Nam tham dự trực tiếp; tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn còn thực hiện chính sách giãn cách nhằm hạn chế dịch COVID-19. Chính vì vậy, Hội thảo ACBES 2022 năm nay được tổ chức bằng hình thức Hybrid nhằm tạo điều kiện cho các các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên trong và ngoài nước có thể linh động lựa chọn hình thức tham gia, tăng cường cơ hội giao lưu, trao đổi học thuật thuận lợi hơn.

Hội thảo ACBES 2022 là Hội thảo thường niên, được chủ trì bởi Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH); với sự tham gia từ các đối tác là Trường Kinh doanh, Đại học Western Sydney, Úc và Viện Môi trường Phát triển (Environment for Development – EfD), Đại học Gothenburg, Thụy Điển; và nhận được sự tài trợ kinh phí bởi UEH, Viện Đào tạo Quốc tế (ISB), Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam, và Đại học Lincoln (New Zealand).

Hội thảo vinh dự nhận được sự bảo trợ của 5 Tạp chí quốc tế uy tín: Journal of Asian Business and Economic Studies (SCOPUS, ESCI, ACI), Journal of Economic Behaviour & Organization (ABDC: A*, ABS: 3, SCOPUS Q1, SSCI), International Journal of Social Economics (ABDC: B, ABS: 1, SCOPUS: Q2, ESCI), Journal of Economic Asymmetries (ABDC: B, SCOPUS: Q2), Journal of Chinese Economic and Business Studies (ABDC: C, SCOPUS: Q2, ESCI); và 1 Book Series được xuất bản bởi NXB Quốc tế uy tín World Scientific.

Đặc biệt, Hội thảo đã mời được 05 Diễn giả chính (Keynote Speaker) là những nhà khoa học có uy tín hàng đầu trên thế giới: GS. Carol Alexander (Giáo sư Tài chính, Đại học Sussex, Anh, Đồng Tổng biên tập của Journal of Banking and Finance), GS. Guido Friebel (Trưởng khoa Human Resources tại Đại học Goethe, Đức; Đồng Tổng biên tập của Economics Transition and Institutional Change), GS. Andreas Stoffers (Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam), GS. Vũ Minh Khương (Trường Chính sách công Lee Kuan Yew, Đại học Quốc gia Singapore, Singapore), và GS. Gabriel S. Lee (Đại học Regensburg, Đức).

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo ACBES 2022, GS. Sử Đình Thành – Hiệu trưởng UEH đã phát biểu chào đón các khách mời quan trọng và đông đảo các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đến tham dự, GS. Sử Đình Thành đưa ra thông điệp “Cùng với mục tiêu quốc tế hóa, UEH dành ưu tiên cao cho nghiên cứu học thuật và hợp tác quốc tế. JABES của UEH là Tạp chí khối ngành Khoa học xã hội và Nhân văn, Kinh doanh và Quản lý đầu tiên của Việt Nam chính thức được công nhận vào danh mục SCOPUS. Đây là bước tiến lớn, góp phần tăng cường nhận diện tri thức khoa học của Việt Nam trên các diễn đàn học thuật quốc tế. So với ba Hội thảo trước đây, Hội thảo ACBES 2022 ngày càng thu hút được nhiều các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và người nổi tiếng, cùng nhiều bài báo chất lượng gắn với các chủ đề mới hiện đại.”

GS. Sử Đình Thành – Hiệu trưởng UEH phát biểu khai mạc Hội thảo ACBES 2022

Đại diện Ban tổ chức Hội thảo ACBES 2022, GS. Nguyễn Trọng Hoài gửi lời chào mừng đến các diễn giả, người tham dự, đặc biệt là lời chào đến các tác giả đã gửi bài tham gia Hội thảo. GS. Nguyễn Trọng Hoài cho biết thêm: “Hội thảo Khoa học Quốc tế ACBES lần thứ 4 được tổ chức bởi JABES của UEH, đây là một sự kiện thường niên và quan trọng nằm trong mục tiêu tăng cường tính quốc tế hóa và nhận diện trên các diễn đàn học thuật của JABES nói riêng và UEH nói chung. JABES đã được chỉ mục trong ESCI, SCOPUS, và đang nỗ lực phấn đấu trong tương lai sẽ được ghi tên trong các danh mục quốc tế lớn khác như: ABDC, ERIM và ABS”. Một lần nữa, GS. Nguyễn Trọng Hoài thay mặt Ban tổ chức ACBES 2022 gửi lời cảm ơn chân thành đến các đối tác và các đơn vị tài trợ cho Hội thảo.

GS. Nguyễn Trọng Hoài – Trưởng Ban tổ chức Hội thảo ACBES phát biểu khai mạc

Cũng tại Hội thảo, Đại diện các đối tác và nhà tài trợ đã đến tham dự, phát biểu chào mừng và chia sẻ một số thông tin hữu ích đến Hội thảo ACBES 2022.

GS. Andreas Stoffers – Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam phát biểu

GS. Douglas Foster – Phó Viện trưởng Viện ISB phát biểu

GS. Sử Đình Thành cùng GS. Nguyễn Trọng Hoài tặng quà lưu niệm cho 04 Keynote Speaker

Trong chuỗi chương trình Hội thảo ACBES 2022, 05 Diễn giả chính lần lượt trình bày các chủ đề liên quan đến các vấn đề kinh tế mới hiện nay, mỗi phiên thảo luận đều có sự tham gia của các học giả có uy tín với vai trò điều phối viên chính (Moderator). Cụ thể như sau:

(1) GS. Guido Friebel (Trưởng khoa Human Resources tại Đại học Goethe, Đức; Đồng Tổng biên tập của Economics Transition and Institutional Change) trình bày chủ đề “Experiments with and within Firms”, trao đổi về cách làm gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên. Nghiên cứu của GS. Guido Friebel chỉ ra rằng bên cạnh các công cụ “cứng” (“hard” instruments), hay nói khác đi là các phương pháp truyền thống như: Khuyến khích, đo lường hiệu suất hoặc kiểm soát, nhà lãnh đạo công ty cần phải cải thiện sự hài lòng của nhân viên bằng các công cụ “mềm” (“soft” instruments). GS cũng thảo luận về những giải pháp cần thực hiện để xây dựng mối quan hệ bền vững giữa ban quản lý, các bên liên quan và các nhà nghiên cứu để tạo ra các dự án cùng có lợi theo tiêu chí Win-Win-Win.

GS. Guido Friebel trình bày chủ đề “Experiments with and within Firms” tại Hội thảo ACBES 2022

(2) GS. Andreas Stoffers (Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam) trình bày chủ đề “The Austrian School of Economics – A Model for Vietnam?”. GS đề cập đến Lý thuyết kinh tế bị chi phối bởi kinh tế lượng, theo đó các phương pháp khoa học từ STEM được ưu tiên hơn. Việt Nam hiện đang theo đuổi mô hình “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, được đặc trưng bởi tỷ lệ chi tiêu của chính phủ, thuế suất hấp dẫn, chính sách thương mại tự do tiên phong cũng như chính sách tài khóa và tiền tệ lành mạnh. Đây chính là bối cảnh phù hợp để xem xét các yếu tố thuộc nguyên tắc cơ bản của tiến bộ kinh tế theo Trường phái kinh tế học Áo.

GS. Andreas Stoffers trình bày chủ đề “The Austrian School of Economics – A Model for Vietnam?” tại Hội thảo ACBES 2022

(3) GS. Vũ Minh Khương (Trường Chính sách công Lee Kuan Yew, Đại học Quốc gia Singapore, Singapore) trình bày chủ đề “Effects of Structural Change, Digital Transformation, and Innovation on Productivity Growth”. Bài nghiên cứu của GS. Vũ Minh Khương xem xét tác động của thay đổi cơ cấu, chuyển đổi kỹ thuật số và đổi mới đối với tăng trưởng năng suất, tập trung vào các nền kinh tế công nghiệp hóa. Bộ dữ liệu KLEMS được phát hành gần đây cho EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng thay đổi cơ cấu, chuyển đổi kỹ thuật số và đổi mới có tác động tích cực đến cả tăng trưởng lao động và tăng tổng năng suất. Ngoài ra, chuyển đổi kỹ thuật số và đổi mới có tác động tích cực đến thay đổi cơ cấu, cho thấy rằng những yếu tố này thúc đẩy tăng trưởng năng suất không chỉ trực tiếp mà còn gián tiếp bằng cách thúc đẩy thay đổi cơ cấu.

GS. Vũ Minh Khương trình bày chủ đề “Effects of Structural Change, Digital Transformation, and Innovation on Productivity Growth” tại Hội thảo ACBES 2022

(4) GS. Carol Alexander (Giáo sư Tài chính, Đại học Sussex, Anh Đồng biên tập của Journal of Banking and Finance) chia sẻ trực tuyến chủ đề “The Power and Pitfalls of Crypto Research”. Trong phần thảo luận, GS. Carol Alexander bàn về sức mạnh, sức ảnh hưởng to lớn của thị trường tiền điện tử; bên cạnh đó, GS cũng bàn về cạm bẫy mà tiền điện tử mang lại. Bài nghiên cứu thú vị này ứng dụng cấu trúc vi mô và mô hình Ce-Fi và De-Fi thay thế cho mô hình Trad-Fi cũ.

GS. Carol Alexander trình bày chủ đề “The Power and Pitfalls of Crypto Research” tại Hội thảo ACBES 2022 dưới hình thức trực tuyến

(5) GS. Gabriel S. Lee (Đại học Regensburg, Đức) trình bày chủ đề “Some Hints on Writing a Research Paper for Publication and Presentation Slides” và trực tiếp chủ trì Phiên đặc biệt dành cho nghiên cứu sinh và nhà nghiên cứu trẻ (Special Doctoral Session) vào sáng 29/08/2022. Đây là Hoạt động đặc biệt trước thềm Hội thảo Khoa học Quốc tế về Kinh tế và Kinh doanh Châu Á lần thứ 4 (ACBES 2022) thu hút đến 110 lượt tham dự cả trực tiếp và trực tuyến.

GS. Gabriel S. Lee trình bày chủ đề  “Some Hints on Writing a Research Paper for Publication and Presentation Slides” tại Phiên Special Doctoral Session của Hội thảo ACBES 2022

Trong tổng số 225 bài viết từ hơn 30 quốc gia trên thế giới gửi đến Hội thảo, qua quá trình phản biện, Ban tổ chức đã chọn lọc được 128 bài viết chất lượng (tỷ lệ chấp nhận 56,9%; tỷ lệ tác giả nước ngoài là 60%) để trình bày tại Hội thảo theo 31 nhóm chủ đề. Hội thảo đã thu hút 282 khách tham dự, trong đó bao gồm các khách mời danh dự, diễn giả, các tác giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên tham dự trực tiếp (Offline) và tham dự trực tuyến (Online) đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới (Như: Mỹ, Anh, Úc, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia, Singapore…).

Trong hai ngày 30/8/2022 đến 31/8/2022 đã diễn ra Phiên chính thức của Hội thảo ACBES 2022 đã thực hiện 31 phiên thảo luận tương ứng với 31 chủ đề khác nhau đa dạng liên quan đến kinh tế và kinh doanh, và được chia ra các phiên thảo luận song song. Để có thể thực hiện thuận lợi các phiên thảo luận song song với các chủ đề đa dạng, Ban tổ chức ACBES 2022 đã vinh dự nhận được sự hỗ trợ của 31 Chủ tọa học thuật (Chair Session) đến từ các trường gồm: Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, các trường từ Malaysia, Pháp, Trung Quốc, Pakistan, Nhật và Anh cùng với 13 điều phối viên (Coordinator) thuộc Trường Đại học Kinh tế TP.HCM hỗ trợ kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Các phiên thảo luận song song của ACBES 2022 đã diễn ra rất sôi nổi, hào hứng và có nhiều ý tưởng trao đổi thú vị, cũng như nhiều ý kiến trao đổi thảo luận mang tính học thuật cao. Cụ thể:

Các phiên thảo luận sáng ngày 30/08/2022 của Hội thảo ACBES 2022

Các phiên thảo luận chiều ngày 30/08/2022 của Hội thảo ACBES 2022

Các phiên thảo luận sáng ngày 31/08/2022 của Hội thảo ACBES 2022

Ngoài ra, tại Hội thảo, TS. Huỳnh Lưu Đức Toàn đã điều phối và trực tuyến trao đổi, giải đáp các câu hỏi thú vị về cơ hội xuất bản trên các tạp chí uy tín quốc tế trong Phiên “Meeting Editors for Special Issue / Regular Issue”.

TS. Huỳnh Lưu Đức Toàn điều phối Phiên “Meeting Editors for Special Issue / Regular Issue” tại Hội thảo ACBES 2022

Tại phiên bế mạc Hội thảo ACBES 2022, Ban Tổ chức đã lần lượt trao các giải thưởng cho các tác giả có những bài nghiên cứu xuất sắc thuộc các chủ đề mới:

1. Giải thưởng Fintech Best Paper được trao cho nhóm tác giả Nabila Silmina Hakim (Institut Teknologi Sepuluh Nopember, Indonesia) và Wei-Shiun Chang (National Cheng Kung University, Đài Loan) cho bài nghiên cứu “The Impact of Big Data and Predictive Analytics on Enhancing Sustainable Supply Chain Performance in the Organization”;

2. Giải thưởng Green Finance Best Paper được trao cho nhóm tác giả Seungho Choi (Queensland University of Technology, Australia), Raphael Jonghyeon Park (University of New South Wales, Australia) và Simon Xu (University of California, Berkeley, United States) với bài nghiên cứu “Every Emission You Create - Every Dollar You'll Donate: The Effect of Regulation - Induced Pollution on Corporate Philanthropy”.

TS. Cường Nguyễn – Đại diện cho Đại học Lincoln (New Zealand) công bố giải thưởng

Giải thưởng Best Paper này được đồng trao cho 2 bài nghiên cứu gồm: “Confucianism and Economic Development: Evidence from Vietnam” của tác giả Hoang-Anh Ho (Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Vietnam), và bài nghiên cứu “Investment under Anticorruption: Evidence from the High-Profile Anticorruption Campaign in Vietnam” của nhóm tác giả Huy Viet Hoang (National Economics University, Vietnam), Khanh Hoang (Trường Đại học Kinh tế TP.HCM), Viet Hoang (National Economics University, Vietnam) và Cuong Nguyen (Lincoln University, New Zealand).

GS. Nguyễn Trọng Hoài và GS. Gabriel S. Lee trao giải nghiên cứu xuất sắc cho đại diện hai nhóm tác giả TS. Hồ Hoàng Anh và TS. Hoàng Khánh

Đặc biệt, Hội thảo ACBES năm nay đã lấy ý kiến của tất cả khách tham dự Hội thảo để trao giải thưởng bài nghiên cứu được yêu thích nhất.

Kết quả đã thuộc về nhóm tác giả Nhan Huynh (Macquarie University, Australia) và Quang Thien Tran (Van Lang University, Vietnam) với bài nghiên cứu “Non-native Players in the Domestic League: Foreign Penetration and Domestic Banking Sector in an Emerging Market” được yêu thích nhất tại Hội thảo ACBES 2022 với tỷ lệ bình chọn 30,6% (66/216 lượt bình chọn).

GS. Gabriel S. Lee trao tặng giải thưởng bài nghiên cứu được yêu thích nhất cho tác giả Nhan Huynh

Phát biểu kết thúc Hội thảo ACBES 2022, GS. Nguyễn Trọng Hoài tổng kết thống kê một số con số ấn tượng về Hội thảo năm nay và chính thức công bố thông tin về Hội thảo Khoa học Quốc tế ACBES 2023 với sự tham gia của 02 Diễn giả chính nổi tiếng là GS. Han Woo Park (YeungNam University, Republic of Korea; Editor-In-Chief Journal of Contemporary Eastern Asia; Editor-in-Chief of Quality & Quantity) và GS. John W. Goodell (Editor-in-Chief of Research in International Business and Finance).

GS. Nguyễn Trọng Hoài tổng kết và công bố Keynote Speaker của Hội thảo ACBES 2023

Cuối cùng, GS. Nguyễn Trọng Hoài gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tất cả các nhà nghiên cứu đã nhiệt tình tham dự và làm nên thành công lớn của ACBES 2022, cũng như hẹn gặp lại tại ACBES 2023 với nhiều ý tưởng mới.

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

GS. Sử Đình Thành – Hiệu trưởng UEH, GS. Nguyễn Trọng Hoài – Tổng biên tập JABES và TS. Huỳnh Lưu Đức Toàn – Phó Tổng biên tập JABES đón tiếp khách mời danh dự trước phiên khai mạc Hội thảo

Toàn cảnh phiên khai mạc Hội thảo ACBES 2022

TS. Phạm Khánh Nam điều phối tại phiên thảo luận của GS. Guido Friebel

TS. Hồ Hoàng Anh điều phối phiên thảo luận của GS. Andreas Stoffers

GS. Nguyễn Trọng Hoài điều phối tại phiên thảo luận của GS. Vũ Minh Khương

Các nhà khoa học lắng nghe và đặt câu hỏi với các Diễn giả chính của Hội thảo ACBES 2022

Toàn cảnh phiên bế mạc Hội thảo ACBES 2022

Tất cả các thông tin mới JABES và các sự kiện nổi bật như Hội thảo khoa học quốc tế ACBES, chuỗi Tọa đàm JST và nhiều sự kiện khác sẽ được cập nhật liên tục trên các kênh thông tin chính thức của JABES như sau:

Hội thảo Quốc gia “Khoa học Kinh tế Chính trị: Những vấn đề đương đại” - Ảnh: VGP/NN

Ngày 26/10, tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội diễn ra Hội thảo Quốc gia “Khoa học Kinh tế Chính trị: Những vấn đề đương đại”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hội thảo là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các hiệp hội, các nhà quản trị thảo luận, trao đổi về những vấn đề kinh tế chính trị đương đại có tính toàn cầu; những vấn đề kinh tế chính trị ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động nhanh chóng và sâu sắc.

Hội thảo được tổ chức bởi Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Kinh tế Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.