Tại Điều 5 Luật Công nghệ cao 2008 quy định về công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển như sau:
Tại Điều 5 Luật Công nghệ cao 2008 quy định về công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển như sau:
Với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, THACO INDUSTRIES tự hào là đơn vị gia công cơ khí hàng đầu Việt Nam. Tập đoàn sở hữu Tổ hợp cơ khí có quy mô lớn nhất cả nước với diện tích lên đến 17.4 ha, vốn đầu tư hơn 231 triệu USD cùng kho thép có sức chứa 200.000 tấn.
Nhằm cung cấp các dịch vụ gia công cơ khí phục vụ đa dạng lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu của khách hàng nội địa và quốc tế, THACO INDUSTRIES đã đầu tư hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại với quy trình sản xuất khép kín: Gia công tạo phôi – Hàn – Xử lý bề mặt & Sơn – Lắp ráp, đáp ứng công suất 390.000 sản phẩm cơ khí/năm. THACO INDUSTRIES đã và đang khẳng định vị thế với các sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Mỹ, Úc, Canada, châu Âu…
Trên đây là toàn bộ bài viết về gia công cơ khí, để được tư vấn hỗ trợ và tìm đơn vị gia công cơ khí chất lượng cao, quý khách vui lòng liên hệ tại đây.
Theo Điều 8 Luật Công nghệ cao 2008 quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghệ cao:
Như vậy, hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghệ cao bao gồm:
- Lợi dụng hoạt động công nghệ cao gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Thực hiện hoạt động công nghệ cao gây hậu quả xấu đến sức khỏe, tính mạng con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; hủy hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về công nghệ cao.
- Tiết lộ, cung cấp trái pháp luật bí mật về công nghệ cao.
-. Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động công nghệ cao.
- Cản trở trái pháp luật hoạt động công nghệ cao.
Phụ trợ công nghệ cao là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò phụ trợ cho việc sản xuất các thành phần chính cho các ngành công nghệ cao. Cụ thể, những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Sản phẩm Phụ trợ công nghệ cao thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp (Doanh nghiệp) nhỏ và vừa.
Thực tế, các doanh nghiệp sản xuất Công nghệ cao cần rất nhiều nhà cung cấp đi kèm. Ngành phụ trợ công nghệ cao (Công nghệ cao) có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên, sự kết nối giữa doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp Công nghệ cao tại đây vẫn còn mờ nhạt.
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao được ưu tiên phát triển đã được quy định trong Mục VI, Phụ lục Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2005 của Chính phủ.
Các doanh nghiệp ngành phụ trợ thường có nhu cầu mặt bằng nhỏ chỉ từ 500m2, có vị trí gần kề Khu Công nghệ cao hoặc không quá 30 phút di chuyển để đảm bảo việc cung ứng nhanh chóng.
Nhà xưởng công nghệ cao Long Hậu được đầu tư xây dựng tại Khu CNC Đà Nẵng.
Nhà xưởng Công nghệ cao Long Hậu tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng có tổng diện tích 29.6 ha, vốn đầu tư 1.050 tỷ đồng. Có diện tích thuê linh hoạt từ 500 – 3.000 m2, Nhà xưởng Công nghệ cao Long Hậu – Đà Nẵng tập trung thu hút các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ Công nghệ cao, chính là những nhà cung ứng cho các doanh nghiệp Công nghệ cao tại đây.
Dự án được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 được xây dựng tại lô J4 – khu phụ trợ Khu Công nghệ cao Đà Nẵng với tổng diện tích 10.000 m2. Long Hậu sẽ bàn giao nhà xưởng xây sẵn hoàn thiện toàn bộ hạ tầng kỹ thuật, song song triển khai các dịch vụ hỗ trợ xuyên suốt cho nhà đầu tư.
Đối với Nhà xưởng công nghệ cao Long Hậu – Đà Nẵng, LHC sẽ là đơn vị đại diện doanh nghiệp đăng ký ngành nghề Công nghệ cao, phụ trợ công nghệ cao thông qua thủ tục một cửa, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và nhanh chóng đi vào hoạt động.
Để biết được Doanh nghiệp của bạn có thuộc nhóm ngành Công nghệ cao, cùng LHC trả lời theo bảng khảo sát dưới đây:
Nhằm giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư Hàn Quốc khi chọn đầu tư tại Việt Nam, Khu công nghiệp Long Hậu, Cục Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Khu công nghiệp Đà Nẵng đồng tổ chức hội thảo trên web “Xu hướng đầu tư và hướng dẫn cho các nhà đầu tư Hàn Quốc trong ngành công nghiệp công nghệ cao”. Hội thảo trên web sẽ cung cấp những thông tin cập nhật mới nhất về môi trường đầu tư tại Đà Nẵng - thành phố tiêu biểu ở miền Trung Việt Nam và nêu bật các ưu đãi đầu tư. Đặc biệt, IPA Đà Nẵng sẽ trình bày một vấn đề mà các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm về chuỗi cung ứng và nguồn nhân lực.
Gia công cơ khí là một trong các công đoạn quan trọng hàng đầu của lĩnh vực cơ khí. Quá trình này nhằm tạo ra các chi tiết, sản phẩm máy móc, thiết bị dựa trên yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật. Vậy gia công cơ khí là gì và các phương pháp gia công cơ khí nào phổ biến hiện nay, cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Gia công cơ khí là công đoạn sử dụng máy móc, công nghệ cũng như áp dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các chi tiết, linh kiện cơ khí có độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Cụ thể, các kỹ sư cơ khí sẽ dùng phôi liệu (đúc, rèn, dập, cán, hàn, cắt…) đã được chế tạo đưa vào gia công trên các máy móc (tiện, phay, bào, khoan, mài, uốn, ép, cắt laser…) để tạo ra chi tiết thành phẩm.
Công nghệ cao hay kỹ thuật cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, trị giá gia tăng cao và thân thiện với môi trường; đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa, công nghiệp hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Hiện tại, ở nước ta đang áp dụng các dự án công nghệ cao trong nhiều khối ngành như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, chế tạo, tự động hóa để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tiêu biểu nhất là ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Công nghệ cao là gì? Phụ trợ công nghệ cao là gì?
Các công nghệ gia công cơ khí thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất là theo 2 cách sau:
Phoi là lớp vật liệu thừa được tách ra khỏi khối phôi trong quá trình gia công cơ khí.
Gia công không phoi là công nghệ sử dụng áp lực hoặc nhiệt nhằm biến đổi hình dạng của vật liệu thông qua các thao tác như: đúc, rèn, ép, dập nóng, hàn, kéo… mà không tạo ra phoi. Gia công cơ khí đột dập, gia công áp lực là những công nghệ phổ biến trong gia công không phoi.
Công nghệ này thường được áp dụng cho các chi tiết, sản phẩm không yêu cầu độ chính xác quá cao. Thành phẩm thu được sau gia công sẽ có kích thước thô, cần xử lý, cắt gọt thêm mới có thể đưa vào sử dụng.
Công nghệ gia công có phoi còn được gọi là gia công cắt gọt, dựa trên nguyên tắc loại bỏ lớp kim loại thừa cho đến khi chi tiết có hình dạng, kích thước và độ nhẵn bề mặt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Do vậy, đặc điểm chính của công nghệ gia công này là luôn tạo ra một lượng phoi.
Quá trình thay đổi khối phôi được thực hiện bằng máy móc với sự hỗ trợ của kỹ sư cơ khí thông qua các thao tác: cắt gọt, tiện, phay, mài, bào… Công nghệ này thường được áp dụng khi gia công các chi tiết, sản phẩm cần độ hoàn thiện và chính xác cao.
Gia công thô là quá trình loại bỏ đi một lượng lớn vật liệu dư thừa trên bề mặt phôi liệu thông qua các thao tác cắt, đục, phay… để tạo ra hình dạng tổng quát cho chi tiết cần gia công. Do vậy, công nghệ này không yêu cầu sự chính xác và độ hoàn thiện của bề mặt sản phẩm.
Để gia công thô, kỹ sư cơ khí cần thực hiện các công đoạn với tốc độ trục chính (dao) chậm, chiều sâu vết cắt lớn. Hiện nay, các nhà máy, phân xưởng thường dùng máy phay CNC để gia công thô vì tính chính xác và độ ổn định cao.
Gia công tinh là quá trình gia công cơ khí trên bề mặt vật liệu để lấy đi lượng nhỏ kim loại thừa còn lại sau công đoạn gia công thô, bằng các thao tác mài, phay, tiện, khoan… để tạo ra sản phẩm có độ hoàn thiện bề mặt và độ chính xác cao.
Để gia công tinh, kỹ sư cơ khí thường sử dụng tốc độ trục chính (dao) lớn, chiều sâu vết cắt nhỏ vì lượng vật liệu cần bóc tách nhỏ. Sản phẩm, chi tiết cơ khí sau gia công phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về kích thước, chất lượng, độ nhẵn bóng và dung sai.
Gia công siêu tinh là hoạt động gia công tạo ra chi tiết, sản phẩm cơ khí với độ chính xác cực cao, bề mặt siêu mịn và dung sai tối thiểu bằng các công nghệ và máy móc tiên tiến. Cụ thể, quá trình này sử dụng các công cụ kim cương đơn tinh thể (SCD) để cắt, mài mòn, hoặc đánh bóng vật liệu có độ phức tạp cao.
Công nghệ này thường này ứng dụng trong các lĩnh vực đặc thù như chế tạo thiết bị khoa học, công nghiệp chế tạo máy móc cao cấp, công nghệ quang học, y tế, hàng không vũ trụ…