Văn Nguyễn Đình Toàn

Văn Nguyễn Đình Toàn

Dưới thời nhà Nguyễn, đây là Cung Dục Đức khi ngài đang còn là một hoàng tử sắp kế ngôi. Từ sau khi vua Tự Đức băng hà, nơi đây trở thành Phủ Phụ Chính – là một Hội đồng gồm một số Hoàng Thân, Quốc Thích hoặc Huân Nghiệp Đại Thần có uy quyền thay mặt vua, tạm thời điều hành đất nước… Dưới triều Thành Thái, chỗ này được đổi thành trường học mà các hoàng tử đến đây để học các khoa học phương Tây – gọi là nhà Tôn học. Rồi sau đó trở thành nơi làm việc chính thức của vị Thượng Thư Bộ Học, gọi là Học Bộ Thượng Thư đường.

Dưới thời nhà Nguyễn, đây là Cung Dục Đức khi ngài đang còn là một hoàng tử sắp kế ngôi. Từ sau khi vua Tự Đức băng hà, nơi đây trở thành Phủ Phụ Chính – là một Hội đồng gồm một số Hoàng Thân, Quốc Thích hoặc Huân Nghiệp Đại Thần có uy quyền thay mặt vua, tạm thời điều hành đất nước… Dưới triều Thành Thái, chỗ này được đổi thành trường học mà các hoàng tử đến đây để học các khoa học phương Tây – gọi là nhà Tôn học. Rồi sau đó trở thành nơi làm việc chính thức của vị Thượng Thư Bộ Học, gọi là Học Bộ Thượng Thư đường.

LịCH SỬ KHÔNG GIAN VĂN HÓA LỤC BỘ

Vào năm 1879, vua Tự Đức cho xây dựng Chánh Mông Đường (nơi dành cho vua con Đồng Khánh khi còn nhỏ học tập). Năm 1881, vua Tự Đức cho xây dựng Dục Đức Đường. Đến thời vua Thành Thái cho đổi thành nhà Tôn học. Rồi sau đó là nơi làm việc của Thượng thư bộ Học, và cuối cùng là văn phòng của Phủ phụ chính đại thần.

Lục Bộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, gắn liền với sự hình thành, phát triển và suy tàn của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Lục Bộ, bao gồm:

+ Bộ Lại: có nhiệm vụ quản lý quan lại thuộc ban Văn, có nhiệm vụ bổ dụng, thuyên chuyển, thăng thưởng, khảo sát, phong tước, phong tặng… tương đương Bộ Nội vụ ngày nay.

+ Bộ Lễ: Bộ chuyên trách về nghi lễ, giáo dục, ngoại giao.

+ Bộ Hộ: đảm trách công việc tài chánh, thuế khóa, ruộng đất, tiền tệ, kho tàng, lương thực, hóa vật v.v. tương đương Bộ Tài chính ngày nay.

+ Bộ Binh: giữ việc binh nhung, quân cấm vệ, xe ngựa, đồ nghí trượng, khí giới, giữ việc biên giới, lính thú, nhà trạm, phố xá, nơi hiểm yếu, việc khẩn cấp, tuyển dụng chức võ, tương đương với bộ Quốc Phòng.

+ Bộ Hình: giữ việc luật lệnh, hình phạt án tù, ngục tụng và xét xử người phạm tội ngũ hình, tương đương với bộ Luật.

+ Bộ Công: chuyên trách xây dựng cung điện, thành trì, lăng tẩm; chế tạo tàu thuyền, xe cộ, mua sắm nguyên vật liệu… tương đương Bộ Xây dựng ngày nay.

KHÔNG GIAN VĂN HÓA LỤC BỘ thuộc quần thể Di Tích Cố Đô Huế đã khai trương vào ngày 27 tháng 11 năm 2015. Tại đây có các hoạt động văn hóa diễn ra, bao gồm:

1. Giới thiệu Văn hóa HuếTrưng bày và giới thiệu các sản phẩm truyền thống Huế như Mây tre đan, hàng lưu niệm cung đình, Diều Huế, Hoa giấy Thanh Tiên, Nón bài thơ, Thư pháp, lò nấu rượu Làng Chuồn, Tranh Gương Xứ Huế và các sản phẩm handmade.

2. Ngự phẩm Cung đình NguyễnTrưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm Ngự Trà – Ngự Tửu cung đình triều Nguyễn, với các sản phẩm đặc sắc như Tịnh Tâm Liên Hoa Ngự Trà, Hoàng Triều Ngự Tửu…

3. Trải nghiệm du lịch Nghề truyền thống Huế Du khách có thể cùng các nghệ nhân tự tay mình làm ra các sản phẩm truyền thống Huế: Làm hoa giấy Thanh Tiên

Giới thiệu và thưởng thức một số loại Ngự trà Cung đình Nguyễn như Tịnh Tâm Liên Hoa Ngự Trà, Thượng Viện Ngự Trà…

5. Đặc sản Cố đô HuếTrưng bày và bán các loại mứt, bánh đặc sản Huế. KHÔNG GIAN VĂN HÓA LỤC BỘ thực sự là không gian văn hóa thu nhỏ, đậm đà bản sắc xứ Huế, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.Chi tiết xin liên hệ:

Facebook: https://www.facebook.com/LucBo.hue

Cuối tháng 11/2021, tại Paris (Pháp), UNESCO chính thức thông qua nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại. Với vai trò là chuyên gia giúp Bến Tre xây dựng hồ sơ Nguyễn Đình Chiểu trình lên UNESCO, GS.TS Nguyễn Chí Bền - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho hay việc thông qua nghị quyết đạt sự đồng thuận tuyệt đối.

"Theo yêu cầu của UNESCO, hồ sơ danh nhân của mỗi quốc gia phải được hai quốc gia thành viên UNESCO đồng giới thiệu thì mới hợp lệ. Thực tế, hồ sơ danh nhân Nguyễn Đình Chiểu của Việt Nam đã được bốn quốc gia đồng giới thiệu là Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là điều rất đáng mừng và tự hào cho chúng ta, thể hiện uy tín quốc tế rất lớn của cụ Đồ Chiểu" - GS.TS Nguyễn Chí Bền phấn khởi.

Các tác phẩm văn chương cụ Đồ Chiểu cùng khí phách sáng ngời của ông đã được bạn bè quốc tế năm châu biết đến và mến mộ. Ngay từ thế kỷ 19, tác phẩm của cụ Đồ Chiểu đã vượt nửa vòng trái đất đến đất Pháp. Khi chiếm đóng Nam Kỳ, người Pháp quan tâm và biên dịch dù thơ văn của cụ cật lực chống bọn thực dân xâm lăng. Họ quan tâm bởi các tác phẩm của cụ có sức sống mãnh liệt trong lòng quần chúng nhân dân, diễn tả trung thực những tình cảm của cả một dân tộc. Năm 1864, tác phẩm "Lục Vân Tiên" đã được dịch sang tiếng Pháp với bản dịch của G. Aubaret. Năm 1873, "Lục Vân Tiên" tiếp tục được dịch sang tiếng Pháp với bản dịch của Janneau. Tiếp sau đó là các bản dịch của Abel des Michels (1883), E. Bajot (1886). Đến nay, số bản dịch tiếng Pháp của "Lục Vân Tiên" đã lên tới bảy bản.

Không chỉ biên dịch, người Pháp còn vẽ tranh minh họa cho tác phẩm để độc giả bản xứ dễ tiếp nhận văn hóa An Nam. Cụ thể, từ năm 1895 đến năm 1897, Eugène Gibert - một sĩ quan hải quân người Pháp mê văn hóa Việt Nam và Đông Dương -  đã nhờ họa sĩ người Việt vẽ minh họa truyện thơ nôm "Lục Vân Tiên" với 1.200 bức tranh minh họa. Năm 1899, Eugène Gibert đã tặng tác phẩm này cho Viện Hàn lâm văn khắc và mỹ văn của Pháp. Ngoài ra, cuốn truyện thơ còn có các bản dịch tiếng Anh và tiếng Nhật.

Trong hồ sơ đệ trình lên UNESCO, GS.TS Nguyễn Chí Bền tập trung nhấn mạnh những ảnh hưởng từ phẩm chất của cụ Nguyễn Đình Chiểu tới khu vực và tác động toàn cầu. Theo ông, Nguyễn Đình Chiểu là một danh nhân đáp ứng được mọi tiêu chí khắt khe nhất mà UNESCO đề ra. Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương cho những người tàn tật trong khu vực và toàn thế giới, không khuất phục trước số phận không may mắn. Cuộc đời thăng trầm của ông gắn với nỗi lầm than của đất nước trong cơn binh biến, nước mất nhà tan. Bỏ khoa thi để về quê chịu tang mẹ, không may mắt ông bị mù lòa, liền sau đó lại bị nhà gái hồi hôn… Đòn giáng số phận liên tiếp trút xuống chàng trai trẻ nhưng ông không nhụt chí mà thoái lui. Ngược lại, bằng lý tưởng học tập suốt đời để phụng sự con người, ông không chỉ nỗ lực vượt qua số phận nghiệt ngã mà còn là chỗ dựa cho quần chúng nhân dân, cổ vũ tinh thần cho họ trong thời loạn khi sáng tác thơ văn chống Pháp, mở trường dạy học, bốc thuốc cứu người…

Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu luôn đau đáu vì vận nước, nặng lòng trước phận dân đen. "Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ/ Ngọn đèn khuya leo lét trong lều/ Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng/ Cơn bóng xế dật dờ trước ngõ…". Những áng văn thơ như "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", "Chạy giặc"… đã đưa những người nông dân chân lấm tay bùn lên vũ đài lịch sử văn chương Việt Nam. GS.TS Trần Ngọc Vương - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng về tài văn thơ, chỉ với "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", Nguyễn Đình Chiểu trở thành đại diện xuất sắc nhất không chỉ của văn học yêu nước ở Nam bộ mà còn trong phạm vi toàn quốc. Hơn thế, ông xứng đáng được vinh danh như lá cờ đầu của văn học chống chủ nghĩa thực dân, không chỉ của Việt Nam mà của thế giới.

Cả cuộc đời cụ Đồ Chiểu sáng ngời triết lý sống cao đẹp. Theo các nhà nghiên cứu, triết lý này có phần vỏ là Nho giáo, lõi là triết lý sống của người Nam bộ nói riêng, người Việt Nam nói chung: đó là không màng danh lợi, giữ khí tiết, luôn sống vì mọi người. Triết lý này được gửi gắm cụ thể trong hình tượng Lục Vân Tiên và còn tìm thấy trong rất nhiều tác phẩm khác mà người dân truyền tụng như ca dao.

Mở đầu truyện thơ "Lục Vân Tiên", ông viết: "Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình". Nói về đôi mắt mù lòa của mình, ông khẳng khái: "Thà đui mà giữ đạo nhà/ Còn hơn có mắt ông cha không thờ/ Dầu đui mà khỏi danh nhơ/ Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình". Tâm niệm không màng danh lợi cũng thể hiện rõ trong việc chữa bệnh cứu người của cụ: "Thấy người đau giống mình đau/ Phương nào cứu đặng mau mau trị lành/ Đứa ăn mày cũng trời sinh/ Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không".

Nguyễn Đình Chiểu là một ông đồ, một thầy thuốc mẫu mực, sẵn lòng dạy học và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo kẻ khó. Để giúp bà con dễ bề phòng tránh và chữa trị bệnh tật, nhận biết cây thuốc chất độc, ông đọc cho người nhà chép sách y lý mang tên "Ngư tiều y thuật vấn đáp".

Là người khẳng khái, cụ luôn giữ vững tiết tháo nhà Nho dù bọn quan Pháp ra sức dụ dỗ. Đúng như cụ tâm niệm: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Trong cuốn "Kiến Hòa xưa và nay" (Bến Tre) - Địa linh nhơn kiệt", tác giả Huỳnh Minh viết: "Quan chủ tỉnh Bến Tre là Michel Ponchon đã bốn lần liên tiếp đến xin ra mắt cụ Đồ Chiểu. Dụng ý của hắn là gây cảm tình để xoa dịu lòng công phẫn của dân chúng. Cụ Đồ Chiểu ứng phó khéo léo, cương quyết từ chối… Đã có lần Michel Ponchon hứa trả lại phần đất của họ Nguyễn Đình đứng bộ ở Sài Gòn. Cụ Đồ Chiểu lắc đầu, cười lạt: "Đất của triều đình còn bỏ, huống gì là phần đất của riêng ta được hưởng". (…) Cụ mặc quần áo trắng với ngụ ý: Bảo vệ tiết tháo, giữ lòng trong sạch và để tang cho đất nước. Khi quần áo đã dơ, cụ dạy học trò nên giặt bằng nước tro, thay vì dùng loại "xà bông" ngoại hóa".

Đến nay, phẩm chất, triết lý sống cao đẹp và tác phẩm của cụ Đồ Chiểu vẫn có sức sống mãnh liệt, bền bỉ trong nhân dân Việt Nam và ngày càng vươn xa chinh phục bạn bè quốc tế. Cụ là tượng đài để lại di sản quý báu mà thế hệ hôm nay không ngừng gìn giữ và phát huy.

Trong tham luận dự Hội thảo khoa học quốc tế Trung Quốc - ASEAN lần thứ 2 về lý luận văn học và nghệ thuật diễn ra mới đây, TS Phạm Văn Luân, Trường Cao đẳng Bến Tre nhận định: truyện thơ "Lục Vân Tiên" có sức sống kỳ lạ, vượt qua cả rào cản ngôn ngữ trường tồn với không gian và thời gian qua hình thức diễn xướng dân gian - nói thơ Vân Tiên. Bằng con đường phổ biến, truyền dạy bình dân, theo lối tổ chức học tập cộng đồng, học suốt đời, "Lục Vân Tiên" đã vượt khỏi khuôn khổ có giới hạn của một tác phẩm văn học, không chỉ được sử dụng phổ biến trong nhà trường ở Việt Nam mà còn được truyền dạy rộng rãi trong cộng đồng ở Bến Tre. Nói thơ Vân Tiên là một kênh quan trọng góp phần bảo vệ và phát huy giá trị tư tưởng, nhân cách danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tiến tới lễ kỷ niệm trọng thể 200 năm ngày sinh nhà thơ, nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu và lễ đón bằng vinh danh của UNESCO vào đầu tháng 7 tới đây, các ban ngành Trung ương và tỉnh Bến Tre đang ráo riết chuẩn bị loạt hoạt động chào mừng như: hội thảo quốc tế và trưng bày về con người, sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu; Giải Bến Tre Marathon 2022 diễn ra cuối tháng 6 với sự góp mặt của hơn 3.000 vận động viên; chương trình nghệ thuật "Tiếng hát hẹn hò chín dòng sông";  trưng bày sách thư pháp khổ lớn gồm những bài thơ, áng văn nổi tiếng của cụ Đồ Chiểu…