Luật các tổ chức tín dụng năm 2024, có hiệu lực từ 01/7/2024 quy định về ngân hàng chính sách như sau:
Luật các tổ chức tín dụng năm 2024, có hiệu lực từ 01/7/2024 quy định về ngân hàng chính sách như sau:
Với sự phát triển không ngừng của kinh tế và du lịch, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách và nhà đầu tư nước ngoài. Với mục tiêu hỗ trợ người nước ngoài trong việc xin thị thực điện tử (E-Visa) và gia hạn E-Visa một cách thuận tiện và nhanh chóng, Công ty Asimic tự hào mang đến dịch vụ tối ưu, chuyên nghiệp và tin cậy.
1. Xin Thị Thực Điện Tử (E-Visa): Thủ tục xin thị thực truyền thống có thể gặp phải nhiều rắc rối và tốn thời gian. Tuy nhiên, với E-Visa, quá trình xin thị thực đã trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Chúng tôi cung cấp dịch vụ xin E-Visa cho các mục đích khác nhau như du lịch, thăm thân nhân, thương mại, đầu tư và nhiều mục đích khác. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn từng bước trong việc điền đơn và chuẩn bị các giấy tờ liên quan, giúp bạn nhận được E-Visa một cách nhanh chóng và dễ dàng.
2. Gia Hạn E-Visa: Khi thời hạn E-Visa sắp hết, bạn có thể cần gia hạn để tiếp tục lưu trú và làm việc tại Việt Nam. Chúng tôi hiểu rằng việc gia hạn E-Visa có thể gặp phải nhiều khó khăn và rắc rối. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn làm thủ tục gia hạn một cách nhanh chóng và đáng tin cậy, giúp bạn tiếp tục ở lại Việt Nam một cách thuận lợi và tiện lợi.
3. Gia Hạn Miễn Thị Thực: Nếu bạn muốn tiếp tục lưu trú và làm việc tại Việt Nam nhưng không muốn xin E-Visa, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ gia hạn miễn thị thực. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ giúp bạn xin gia hạn miễn thị thực một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp bạn tiếp tục ở lại Việt Nam và thực hiện các hoạt động của mình một cách thuận lợi và linh hoạt.
Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tại Công Ty Asimic:
Hãy vui lòng liên hệ với dịch vụ tư vấn của chúng tôi.
Cụ thể, sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi ngoài lương hưu còn được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần gồm 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi và 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương. Sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi, gồm: Sĩ quan thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc sĩ quan hết hạn tuổi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị mà quân đội không còn nhu cầu bố trí, sử dụng.
Đối với sĩ quan chuyển ngành được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn; được miễn thi tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan, đơn vị cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả khi thi tuyển công chức; được xếp lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm nhưng được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số lương sĩ quan với hệ số lương mới trong thời gian tối thiểu 18 tháng nếu hệ số lương mới thấp hơn hệ số lương hiện hưởng.
Trường hợp sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được thì phục viên về địa phương và được hưởng các quyền lợi như: trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu chung, ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm, hưởng trợ cấp phục viên 1 lần (cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương), hưởng chế độ BHXH và các chế độ khác.
Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ nghỉ theo chế độ bệnh binh được hưởng chế độ bệnh binh theo pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và chế độ BHXH.
Sĩ quan tại ngũ từ trần thì thân nhân của sĩ quan được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH và được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương của sĩ quan trước khi từ trần.
Trường hợp sĩ quan tại ngũ hy sinh thì ngoài chế độ trên, thân nhân còn được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp 1 lần khi thôi phục vụ tại ngũ. Cụ thể, nếu có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu thì thời gian đó được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 6 tháng; nếu có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt với mức 100% hoặc ngành nghề đặc thù quân sự được xếp lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 4 tháng; trường hợp công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên hoặc ngành nghề đặc thù quân sự được xếp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 2 tháng.
Các chế độ, chính sách trên được thực hiện kể từ ngày 1/7/2008.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 03/2020/TT-BLĐTBXH ngày 25/2/2020 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.
Theo đó, Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với Cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh về chế độ bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí và chế độ trợ cấp khi thôi làm công tác Hội (Viết tắt là Nghị định số 157/2016/NĐ-CP).
Chế độ BHYT đối với Cựu chiến binh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP: Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT. Trình tự xác định, quản lý và cấp thẻ BHYT đối với Cựu chiến binh thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 157/2016/ND-CP: Cựu chiến binh khi từ trần, nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Luật BHXH thì người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí bằng mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành. Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí đối với Cựu chiến binh từ trần thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 39 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
Chế độ trợ cấp khi thôi công tác Hội cựu chiến binh quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP: Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hàng tháng được hưởng trợ cấp khi thôi công tác Hội Cựu chiến binh bao gồm: Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện; Cựu chiến binh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã; Cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã.
Trợ cấp thôi công tác Hội đối với cựu chiến binh được bầu cử, tuyển dụng tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh và Cựu chiến binh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã được tính như sau: Mỗi năm tham gia công tác Hội được hưởng trợ cấp 01 lần bằng ½ tháng lương hiện hưởng. Đối với cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã, mức trợ cấp này được tính bằng ½ tháng phụ cấp hiện hưởng. Thời gian tính số năm công tác hưởng trợ cấp một lần là tổng thời gian từ khi có quyết định tham gia Hội đến khi có quyết định thôi công tác.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2020.