Đây là bậc học dành cho những bạn học khá giỏi. Ở đây, mỗi học sinh sẽ bắt buộc phải học hai ngoại ngữ (như trường mình ngày xưa là tiếng Anh & tiếng Pháp hoặc tiếng Anh & tiếng Latinh). Tới lớp 12 thì sẽ bắt đầu tập trung vào học chuyên sâu và chia ra làm các môn Leistungskurse (môn chính) và Grundkurse (môn phụ). Các môn chính sẽ được học nhiều hơn và hệ số điểm thi cũng sẽ được nhân lên mấy lần. Lớp 11 hoặc lớp 12 mỗi học sinh cũng sẽ phải viết một bài tiểu luận dài 10-12 trang, sau khi có bằng tú tài thì các bạn ấy có thể đi học nghề hoặc học Đại học.
Đây là bậc học dành cho những bạn học khá giỏi. Ở đây, mỗi học sinh sẽ bắt buộc phải học hai ngoại ngữ (như trường mình ngày xưa là tiếng Anh & tiếng Pháp hoặc tiếng Anh & tiếng Latinh). Tới lớp 12 thì sẽ bắt đầu tập trung vào học chuyên sâu và chia ra làm các môn Leistungskurse (môn chính) và Grundkurse (môn phụ). Các môn chính sẽ được học nhiều hơn và hệ số điểm thi cũng sẽ được nhân lên mấy lần. Lớp 11 hoặc lớp 12 mỗi học sinh cũng sẽ phải viết một bài tiểu luận dài 10-12 trang, sau khi có bằng tú tài thì các bạn ấy có thể đi học nghề hoặc học Đại học.
Trước khi vào lớp 1 thì hầu hết các trẻ em đều sẽ đi nhà trẻ (Kita) và mẫu giáo (Kindergarten). Đến khi đủ tuổi đi học lớp 1 (6 tuổi) thì các bạn trẻ này sẽ phải vượt qua một kì thi ở trường để đảm bảo rằng bé có đủ khả năng theo học. Ngoài ra các bé cũng sẽ được kiểm tra về sức khỏe, ở đó các bác sỹ sẽ kiểm tra khả năng nghe, nói, nhìn, vận động của các bé. Nếu đạt đủ tiêu chuẩn, các bé sẽ được vào lớp 1, còn không sẽ phải học thêm mẫu giáo tiếp một năm.
Thường là 4 năm (có một vài bang kéo dài tới 6 năm). Ở đấy các bé sẽ được học những môn như Toán, tiếng Anh, tiếng Đức, nhạc, họa, môn học sự vật và thể thao. Ngoài những môn học chính đấy ra thì ngay ở những năm học cấp 1 các bé đã được rèn luyện kĩ năng thuyết trình trước đám đông, cách ứng xử với thầy cô, bạn bè hay luật giao thông và các cách bảo vệ môi trường phân loại rác, không vứt rác bừa bãi…). Các buổi học thường kết thúc lúc 13h và các em không cần nhiều hơn hai mươi phút để làm bài tập về nhà.
– Hệ thống giáo dục ở Đức tập trung vào việc phát triển kỹ năng thực hành và tư duy sáng tạo.
– Phương pháp giảng dạy thường là hướng tới việc tạo ra môi trường học tập tự nhiên và khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình học.
– Giáo dục ở Việt Nam thường tập trung vào việc học thuộc lòng và lý thuyết.
– Phương pháp giảng dạy thường là truyền đạt kiến thức từ giáo viên đến học sinh, với sự tập trung vào việc chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng.
1. Sự tôn trọng văn hóa và giáo dục: Cả Đức và Việt Nam đều coi trọng giáo dục và xem đó là một phần quan trọng của văn hóa quốc gia.
2. Sự chú trọng vào kỹ năng: Cả hai quốc gia đều nhấn mạnh việc phát triển kỹ năng cho học sinh, dù có sự khác biệt trong phương pháp và ứng dụng của chúng.
Dù có những điểm khác biệt trong cấu trúc tổ chức và phương pháp giảng dạy, cả hệ thống giáo dục ở Đức và ở Việt Nam đều có mục tiêu chung là phát triển nguồn nhân lực cho xã hội và nền kinh tế. Sự so sánh này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những đặc điểm cơ bản và giá trị của giáo dục trong hai quốc gia này.
Ở Đức, tất cả các trẻ em đều phải đi học. Nếu như ở Việt Nam chương trình học thường là 12 năm thì với hệ thống giáo dục ở Đức, các bạn học sinh chỉ phải đi học đến hết lớp 9. Sau đó có thể ra trường và đi học nghề. Mỗi bang ở Đức đều có những quy định và chương trình giảng dạy riêng, các kì thi và kì nghỉ hè cũng khác nhau. Trẻ em ở Đức đi học hoàn toàn miễn phí, họ chỉ phải đóng những chi phí phụ như thuê sách giáo khoa, tiền đi dã ngoại với lớp hoặc quỹ lớp.
Chương trình này dành cho những em học sinh có học lực kém, khả năng tiếp thu chậm. Ở đây các em cũng sẽ được học những môn cơ bản, nhưng sẽ thiên về thực hành nhiều hơn. Sau khi học xong lớp 9, các em cũng sẽ được nhận bằng tốt nghiệp. Những bạn nào học lực tốt thì có thể chuyển sang hệ Realschule để học tiếp, còn không thì sẽ đi học nghề.
Chúng ta hãy nhớ rằng một đứa trẻ, một giáo viên, một quyển sách và một cái bút có thể thay đổi cả thế giới.
Với mong muốn con có tương lai rộng mở, sự nghiệp phát triển, nhiều phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho con rất nhiều tiền bạc để con học tiếng Anh. Bố mẹ háo hức như vậy nhưng không phải bé nào cũng thích học tiếng Anh. Vậy khi gặp trường hợp này, bố mẹ…
Chào mừng bạn đến với “PT SUN ENGLISH” – The future starts here” – nơi có môi trường giúp các học viên được truyền cảm hứng để tự tin sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, làm chủ kỹ năng tương lai và khai phóng tiềm năng của bản thân trước thềm hội nhập toàn cầu.
PT SUN ENGLISH tự hào và cảm thấy biết ơn khi được chứng kiến các thế hệ học viên của mình trưởng thành, và thành công. Chắc chắn chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để mang đến những trải nghiệm học tập tuyệt vời!
“Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Tiềm năng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác trên các lĩnh vực còn lớn do hai nước có nhiều thế mạnh có thể bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Yomiuri (Nhật Bản).
Xin Ngài Chủ tịch nước cho biết ý kiến về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc có mối quan hệ từ lâu đời với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, truyền thống, giá trị nhân văn. Thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 9/1973, 45 năm qua, Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác ngày càng quan trọng của nhau trên nhiều lĩnh vực. Từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” (tháng 3/2014), quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất.
Về chính trị, hai bên duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao. Năm 2017, lần đầu tiên có năm chuyến thăm cấp cao diễn ra trong vòng một năm, trong đó dấu mốc lịch sử là chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản; Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hai lần đến Việt Nam; Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản thăm Việt Nam sau 15 năm. Năm 2017 cũng đánh dấu bước chuyển mới trong quan hệ song phương khi hai nước ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 6/2017). Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, ASEM... Thành công của Năm APEC Việt Nam 2017 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 vừa qua có sự đóng góp, hợp tác tích cực của Nhật Bản.
Về kinh tế, Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; là nước cung cấp ODA lớn nhất và là đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam. Đặc biệt, năm 2017, Nhật Bản đã vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài đứng đầu ở Việt Nam. Hiện có hơn 2.500 doanh nghiệp, trong đó hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hai nước đang cùng triển khai nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, năng lượng tại Việt Nam. ODA của Nhật Bản trên các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng phó với biến đổi khí hậu và nhiều lĩnh vực khác đã đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Hợp tác trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo, lao động... đã đạt nhiều tiến triển thực chất. Hợp tác giữa các địa phương hai nước ngày càng sôi động với 37 cặp địa phương hai nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Các hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa, du lịch phát triển mạnh mẽ. Năm 2017, Nhật Bản đứng thứ ba về số lượng khách du lịch đến Việt Nam và xứ sở hoa Anh Đào cũng là điểm du lịch hấp dẫn của du khách Việt Nam. Trên 230.000 người Việt Nam học tập, sinh sống, làm việc tại Nhật Bản và hơn 16.000 người Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc.
Năm nay, hai nước tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chúng ta vui mừng nhận thấy, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất.
Xin Ngài Chủ tịch nước cho biết những biện pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển trong thời gian tới?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Tiềm năng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác trên các lĩnh vực còn lớn do hai nước có nhiều thế mạnh có thể bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Nhân dịp Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng tháng 11/2017, tôi và Ngài Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trao đổi và nhất trí về các phương hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển hơn nữa trên các lĩnh vực.
Theo đó, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường sự tin cậy về chính trị thông qua duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao; tăng cường hiệu quả các cơ chế đối thoại giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước.
Trên cơ sở và đà hợp tác kinh tế tốt đẹp hiện nay, hai bên sẽ nỗ lực phát huy lợi thế của mỗi nước để bổ sung cho nhau trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, thúc đẩy liên kết giữa hai nền kinh tế thông qua tăng cường hợp tác về ODA, thương mại, đầu tư. Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn ODA, triển khai tích cực các cơ chế hợp tác về kinh tế giữa hai nước. Việt Nam tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng khác như hợp tác về lao động, nông nghiệp sạch, công nghệ cao, hợp tác giữa các địa phương; phối hợp chặt chẽ thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, qua đó, tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, coi đây là nền tảng cho hợp tác bền vững trong tương lai.
Với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã, đang và sẽ là người bạn chân thành, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẽ cùng Nhật Bản tiếp tục hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả trên các diễn đàn quốc tế và khu vực về các vấn đề cùng quan tâm, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tôi tin tưởng, trên cơ sở sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, cùng sự nỗ lực, đồng lòng và chính sách đúng đắn của cả hai bên, quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển toàn diện và thực chất, vì lợi ích của nhân dân hai nước, cũng như của các dân tộc trên thế giới.
Thời gian tới, Việt Nam mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào những lĩnh vực nào, thưa Ngài Chủ tịch nước?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Nhật Bản hiện là đối tác hàng đầu về kinh tế của Việt Nam. Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2017, đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản đã đạt con số kỷ lục gần 9 tỷ USD, đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, tăng gấp bốn lần so với năm 2016.
Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và có nguồn vốn dồi dào, con số trên vẫn ở mức khiêm tốn vì đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào châu Á và thấp hơn mức đầu tư của Nhật Bản tại một số nước Đông Nam Á. Trong khi đó, hai nước có cơ cấu kinh tế có thể bổ sung, hỗ trợ nhau để cùng phát triển.
Nhật Bản là quốc gia phát triển, có trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Việt Nam mong muốn Nhật Bản đầu tư, chuyển giao công nghệ vào sáu ngành công nghiệp ưu tiên trong Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông, thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, cũng như các lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng, năng lượng, nông nghiệp sạch, công nghệ cao, xử lý nước thải, rác thải…
Chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn tạo điều kiện thuận lợi và môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản. Theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản vào tháng 2/2017, 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn đầu tư mới vào Việt Nam và 66,6% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là dấu hiệu tích cực và là cơ sở để tin tưởng rằng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục gia tăng trong những năm tới, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Nhân dịp đầu Xuân mới 2018, tôi trân trọng gửi tới Hoàng gia, Chính phủ, nhân dân Nhật Bản và bạn đọc Báo Yomiuri những lời chúc mừng tốt đẹp nhất; chúc quan hệ hợp tác, tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta không ngừng được củng cố và phát triển.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn với Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức Vũ Quang Minh.
PV: Thưa Đại sứ, ông đánh giá như thế nào về những tiến triển trong quan hệ song phương Việt Nam – CHLB Đức thời gian gần đây, nhất là kể từ sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào tháng 11/2022?
Đại sứ Vũ Quang Minh: Những năm gần đây, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – CHLB Đức tiếp tục đi vào chiều sâu thực chất trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là từ sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Olaf Scholz tháng 11/2022.
Tin cậy chính trị tiếp tục được tăng cường thông qua nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao và các cấp. Đức duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức tại Đông Nam Á. Kim ngạch thương mại song phương cả năm 2023 đạt trên 11 tỷ USD tính theo số liệu của Việt Nam và 17,12 tỷ USD theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên bang Đức - Destatis (tính đến hết tháng 11/2023).
Tính đến 31/12/2023, có 464 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đức vào Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 2,74 tỷ USD, trong đó riêng trong năm 2023 có thêm 33 dự án đầu tư mới với tổng số vốn 340 triệu USD.
Từ phía Việt Nam, chúng ta có 37 dự án đầu tư vào Đức còn hiệu lực, với tổng vốn đăng lý là 283,3 triệu USD. Đây là những con số ấn tượng trong bối cảnh cả thế giới gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - thương mại vài năm qua do hậu quả của dịch bệnh và xung đột.
Đặc biệt đáng chú ý là hai bên đã có nhiều bước tiến mới nhằm tiếp tục tăng cường mạnh mẽ sự tin cậy trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, trong đó có việc thực hiện thành công các kế hoạch hành động triển khai đối tác chiến lược các giai đoạn và vừa qua là ký thỏa thuận Kế hoạch hành động triển khai Đối tác Chiến lược giai đoạn 2023 – 2025, ký kết và triển khai một số khuôn khổ hợp tác mới như Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng,… cũng như tích cực trao đổi đoàn các cấp.
Thời gian qua chúng ta đã phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị cho chuyến thăm cấp nhà nước – mức độ và hình thức thăm chính thức cao nhất giữa các nước - của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier tới Việt Nam. Riêng trong năm 2023, đã có trên 40 đoàn cấp Thứ trưởng/ Phó Chủ nhiệm/ Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân của Việt Nam thăm và làm việc tại Đức, tăng rất cao sau thời gian dài bị gián đoạn do đại dịch COVID-19.
Từ phía Đức, các năm 2022-2023 cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số các chuyến thăm Việt Nam của nhiều lãnh đạo bang và doanh nghiệp Đức, gần đây nhất là đoàn của Thủ hiến bang Niedersachsen và Thüringen với số kỷ lục đông đảo doanh nghiệp tháp tùng lên tới 50-70 doanh nghiệp mỗi đoàn. Có thể thấy, sự hợp tác phong phú, đa dạng, hiệu quả và chủ động giữa các địa phương của Việt Nam và Đức tiếp tục là một điểm sáng trong quan hệ hai nước.
Các khuôn khổ triển khai ngoại giao kinh tế cũng được tiếp tục tăng cường và mở rộng với nhiều bước tiến quan trọng. Hai nước đã kết thúc thành công đàm phán chính phủ hàng năm về viện trợ phát triển chính thức (ODA), qua đó Đức cam kết viện trợ không hoàn lại 61 triệu euro cho Việt Nam cho gia đoạn 2024-2025, một kết quả hết sức đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế Đức gặp nhiều khó khăn và ngân sách nhà nước Đức bị thắt chặt. Hai bên cũng đã tiến hành họp Phiên thứ hai Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế song phương. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nối lại việc tham dự các hoạt động xúc tiến và các hội chợ chuyên ngành tại Đức. Hai bên tiếp tục tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy triển khai các dự án “hải đăng” của Đức ở Việt Nam.
Một lĩnh vực quan trọng mà hai bên đã có nhiều thành tựu hợp tác đáng chú ý, đó là phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng và chống biến đổi khí hậu, khi Đức tiếp tục có những hỗ trợ tích cực cho Việt Nam triển khai cam kết trong khuôn khổ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) và doanh nghiệp hai nước chủ động nắm bắt các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực này.
Chúng ta cũng rất vui mừng chứng kiến nhiều kết quả quan trọng trên lĩnh vực ngoại giao văn hóa, đối ngoại và giao lưu nhân dân với nhiều hoạt động được tổ chức ở cả hai nước, đặc biệt là các hoạt động kỷ niệm 10 năm kết nghĩa giữa thành phố Wernigerode và thành phố Hội An; Lễ chính thức đặt viên đá ghi nhận quan hệ kết nghĩa giữa Leipzig và Thành phố Hồ Chí Minh; các hoạt động quảng bá Việt Nam nói chung và văn hóa, nghệ thuật của các nghệ sỹ Việt Nam tại Đức nói riêng; các hoạt động quảng bá voi Việt Nam thông qua việc cộng đồng người Việt tài trợ để Đại sứ và Phu nhân đứng ra đỡ đầu một voi con gốc Việt; sự kiện khánh thành khu bảo tồn và cứu trợ các động vật hoang dã tại Vườn thú Leipzig – nơi đã hai thập kỷ có các nỗ lực hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này. Ngày 19/12/2023, Vườn thú Leipzig đã cùng Vườn Quốc gia Cúc Phương long trọng kỷ niệm 30 năm dự án cứu trợ linh trưởng đe dọa tuyệt chủng với mốc 20 năm Leipzig bắt đầu hợp tác giúp đỡ Cúc Phương và một thập kỷ Vườn thú Leipzig trở thành nhà tài trợ chính cho dự án.
Việc Đội tuyển Bóng đá Nữ Việt Nam đá giao hữu với Đội tuyển Bóng đá Nữ Đức và một số câu lạc bộ của Đức hay đoàn Việt Nam dự Thế vận hội Olympic Đặc biệt (Special Olympic Games) tại Berlin, chuyến thăm và giao lưu của đội bóng Dortmund tại Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm rất lớn của nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt và bạn bè Đức. Chúng ta rất vui mừng nhận thấy cộng đồng ta tại Đức thời gian qua ngày càng lớn mạnh và đoàn kết, hội nhập thành công, hướng về quê hương thứ nhất đồng thời nỗ lực đóng góp cho sự phồn vinh của quê hương thứ hai.
Cuối năm 2023, Đại hội thành lập Liên hiệp Hội Người Việt Nam tại CHLB Đức đã được tổ chức thành công. Chúng ta tin tưởng rằng liên hiệp sẽ là tổ chức đại diện chân chính cho toàn thể cộng đồng người Việt tại CHLB Đức, ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống chính trị và xã hội sở tại, bảo vệ lợi ích chính đáng của cộng đồng người Việt, đồng thời là tổ chức kết nối và đoàn kết rộng rãi mọi cá nhân, tổ chức, hội đoàn của người Việt, làm cầu nối thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác, hữu nghị và gắn bó giữa nhân dân hai nước, thực hiện được những mục tiêu cao đẹp được nêu trong Điều lệ của liên hiệp.
PV: Với những tiến triển đáng ghi nhận như vậy, Đại sứ nhận định như thế nào về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier tới Việt Nam?
Đại sứ Vũ Quang Minh: Chuyến thăm hết sức quan trọng này của Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương đang tiếp tục đi vào chiều sâu và có những bước phát triển thực chất trên nhiều lĩnh vực.
Càng ý nghĩa hơn nữa, khi đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trong năm 2024 và cũng là trao đổi đoàn cấp cao đầu tiên giữa hai nước trong năm mới 2024 - năm bản lề hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025. Đây cũng là chuyến thăm thứ hai của một Tổng thống Đức tới Việt Nam trong lịch sử quan hệ hai nước kể từ khi nước Đức thống nhất. Trước đây 17 năm, Tổng thống Liên bang Đức Horst Kohler đã tới thăm Việt Nam vào tháng 5/2007.
Có một điểm khá thú vị khi đây là chuyến thăm Việt Nam thứ ba của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trên các cương vị Tổng thống, Phó Thủ tướng (tháng 10/2016) và Ngoại trưởng Đức (tháng 3/2008).
Trong chuyến thăm lần này, Tổng thống Steinmeier sẽ có cơ hội chứng kiến tận mắt những dự án “hải đăng” của Đức tại Việt Nam, những dự án từng được ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của ông năm 2008 trên cương vị Ngoại trưởng Đức, đã và đang dần đơm hoa kết trái. Tôi đã có một số lần được tiếp xúc trực tiếp với Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, trong đó có dịp cùng ông với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao Đức tham dự Lễ cất nóc Ngôi nhà Đức tháng 11/2016 cũng như tại Lễ trình Quốc thư và các cuộc tiếp tân gần đây, và cảm nhận được tình cảm tốt đẹp và chân thành mà ông luôn dành cho Việt Nam.
Ngày 11/1/2024, phát biểu tại buổi tiếp tân Ngoại giao đoàn nhân Năm mới, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã chính thức công bố ông sẽ có chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan cũng như bày tỏ là ông và Phu nhân rất mong đợi chuyến thăm này khi tôi tới chào ông. Với truyền thống Việt Nam, hy vọng việc đón khách quý phương xa ngay đầu năm mới và ngay trước Tết Giáp Thìn 2024 sẽ mang đến nhiều điều hanh thông và tạo xung lực mới cho quan hệ song phương Việt Nam và Đức trong thời gian tới.
PV: Những nội dung nổi bật trong chuyến thăm này là gì, thưa Đại sứ?
Đại sứ Vũ Quang Minh: Theo chương trình, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier sẽ gặp các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam để trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực cũng như về các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên trường quốc tế.
Một nội dung trọng tâm của chuyến thăm là hợp tác kinh tế, thương mại khi tháp tùng Tổng thống Frank-Walter Steinmeier là đoàn doanh nghiệp lớn của Đức hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn hàng đầu đối với các doanh nghiệp Đức, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập đoàn lớn triển khai chiến lược giảm thiểu rủi ro trong đầu tư và kinh doanh toàn cầu. Năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, công nghiệp chế tạo, dịch vụ, hậu cần, giáo dục… là những ưu tiên hợp tác của cả hai bên. Dự kiến sẽ có một cuộc tọa đàm giữa đoàn doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống với các doanh nghiệp Đức và các tổ chức doanh nghiệp Đức đang làm ăn ở Việt Nam.
Một lĩnh vực hiện được cả hai bên rất quan tâm là hợp tác về đào tạo nghề và đưa lao động lành nghề Việt Nam sang làm việc tại Đức trong bối cảnh Đức đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động này. Chính vì thế, Bộ trưởng Lao động và Xã hội của Đức là vị bộ trưởng Nội các Liên bang duy nhất được tháp tùng Tổng thống, cùng với một số nghị sỹ quốc hội đồng thời là các Quốc vụ khanh của các bộ ngành. Dự kiến, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Lao động và Xã hội Đức sẽ ký Ý định thư về hợp tác lao động giữa hai nước nhân chuyến thăm này. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nước Đức thống nhất chúng ta có một văn kiện hợp tác được ký kết trong lĩnh vực hợp tác truyền thống là di chuyển lao động.
Ngoài ra, Tổng thống và đoàn sẽ thăm và khảo sát một số dự án “hải đăng” của Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận thời gian qua, như Ngôi nhà Đức, Đại học Việt – Đức hay Tuyến Metro số 2.
Không kém phần quan trọng, chuyến thăm sẽ có một số hoạt động văn hóa và ngoại giao nhân dân đặc sắc. Đáng chú ý, cùng đi với Tổng thống Frank-Walter Steinmeier sang Việt Nam lần này có một số đại diện xuất sắc của cộng đồng người Việt thành đạt tại Đức, một điểm rất mới với chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Đức tới Việt Nam, thể hiện sự đánh giá cao và coi trọng cộng đồng người Việt tại CHLB Đức, một cộng đồng đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho sự đa dạng về văn hóa và phồn vinh của CHLB Đức, đồng thời là một cầu nối cho quan hệ song phương nói chung và tình hữu nghị, gắn bó gần gũi giữa nhân dân hai nước nói riêng.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!
Tại buổi toạ đàm "Giáo dục trong bối cảnh công nghệ số" do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng Quốc hội tổ chức tại Trường ĐH Sài Gòn chiều ngày 2/5, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội thông tin, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Trước đó, thông tin "hệ thống giáo dục Việt Nam nằm ở hàng đầu thế giới" xuất hiện trên mạng cũng đang gây chú ý. Và cũng như các đại biểu trong buổi tọa đàm, khá nhiều người "khó hiểu" với kết quả này.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, báo cáo được nói ở trên được lấy từ một đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) có tên Báo cáo Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á - Thái Bình Dương công bố hồi tháng 3/2018.
Mở đầu thông cáo báo chí về sự kiện này là những dòng "7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam". Những phân tích và diễn giải của WB tham khảo từ các kết quả từ chương trình đánh giá quốc tế đã được chuẩn hóa (mà tiêu biểu là PISA).
Báo cáo dẫn số liệu khoảng 331 triệu trẻ em ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang ở độ tuổi đến trường, chiếm khoảng 1/4 thế giới. 40% trong số này đang theo học trong các trường thuộc các hệ thống giáo dục có thành tích học tập cao hơn mức trung bình của OECD, gồm cả các nước có thu nhập trung bình như Trung Quốc và Việt Nam.
Báo cáo cũng nhấn mạnh, kết quả học tập của học sinh không nhất thiết phải tỉ lệ thuận với mức thu nhập của quốc gia đó. Ví dụ, ở độ tuổi lên 10, một học sinh Việt Nam trung bình có thành tích học tập tốt hơn hầu hết các học sinh tốp đầu của Ấn Độ, Peru và Ethiopia...
Cụ thể, hệ thống giáo dục của các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương được chia làm 4 nhóm như hình dưới đây:
Theo phân loại trên, điểm số của các hệ thống giáo dục hàng đầu luôn cao hơn điểm trung bình của các nước thành viên OECD hơn một nửa độ lệch chuẩn (tương đương 1,6 năm học); Điểm số của các hệ thống giáo dục trên mức trung bình luôn cao hơn điểm trung bình của các nước thành viên OECD gần một nửa độ lệch chuẩn; Điểm số của hệ thống giáo dục dưới mức trung bình luôn thấp hơn điểm trung bình của OECD ít nhất một nửa độ lệch chuẩn;
Các hệ thống giáo dục biệt lập không thường xuyên tham gia các cuộc khảo thí tương đương đã được chuẩn hóa toàn cầu, tuy nhiên bằng chứng từ các nguồn khác cho thấy kết quả học tập rất khiêm tốn.
Báo cáo của WB cho biết, các nền kinh tế có điểm số cao nhất thuộc các quốc gia có thu nhập trung bình hoặc thu nhập cao. Tuy nhiên, các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình cũng đạt kết quả tốt. Điểm trung bình của Việt Nam và 4 thành phố lớn của Trung Quốc (Bắc Kinh - Thượng Hải - Giang Tô - Quảng Đông, gọi tắt là Trung Quốc) đều vượt các nước thành viên OECD.
Theo WB, thành tích ở Việt Nam và Trung Quốc được đánh giá là "đặc biệt đáng khích lệ" trong bối cảnh các quốc gia/ khu vực này có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn và thiếu nguồn lực cho giáo dục so với các nước khác.
Cũng báo cáo này đưa ra những thông tin tích cực khác của giáo dục Việt Nam. Chẳng hạn, nhận định điểm thành phần PISA cao phản bác lại quan điểm thường thấy về lối học thuộc lòng. Cụ thể là 3 điểm thành phần đo lường khả năng nhận biết và xác định vấn đề, thực hiện các phép toán, giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của các kết quả cho thấy họcsinh VN "có năng lực toàn diện và vượt trội trong môn toán để giải quyết các vấn đề phức tạp".
Một kết luận nữa mà WB nêu lên là sự khác biệt về kết quả học tập rõ ràng hơn sau khi trẻ vào tiểu học. Cụ thể, trẻ em VN khi bắt đầu vào tiểu học có các kỹ năng nhận thức và năng lực tương đương với trẻ đồng trang lứa ở 3 quốc gia đối sánh. Nhưng từ năm lớp 3, học sinh VN luôn vượt trội hơn so với các bạn đồng trang lứa ở nhóm có thu nhập thấp và trung bình trong lĩnh vực toán học ở các nước. Ở độ tuổi 10 và 12, một học sinh Việt Nam trung bình có thành tích học tập tốt hơn hầu hết các học sinh tốp đầu của Ethiopia, Ấn Độ và Peru.
Vậy giáo dục Việt Nam đang đứng ở mức nào?
Kể từ khi Việt Nam tham gia các chương trình đánh giá quốc tế đã được chuẩn hóa và đạt được kết quả cao, đã có nhiều tranh cãi về chỉ số xếp hạng này.
Được hỏi lại nhân những thắc mắc thực sự hệ thống giáo dục Việt Nam ở "top 10" nào, ông Trần Hồng Quân, nguyên Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT, nhìn nhận, giáo dục phổ thông của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu hơn trước (trong khi giáo dục đại học còn nhiều vấn đề). Tuy nhiên, kết quả xếp hạng PISA chưa phản ánh hết bản chất của giáo dục. Do vậy, không thể dựa vào bảng xếp hạng này để đánh giá hệ thống giáo dục. Có một ví dụ mà nhiều người thường lấy ra là học sinh Việt Nam khi bước ra nước ngoài ở giai đoạn đầu học tốt vì có kiến thức, nhưng càng lên cao thì càng yếu do thiếu kỹ năng cơ bản.
Còn theo GS Nguyễn Đức Dân, không thể phủ nhận là nguồn lực học sinh, sinh viên Việt Nam có nhiều em giỏi, sáng tạo… Nhưng những vấn đề mang tính hệ thống, đường hướng thì còn bất cập.
GS Trần Ngọc Thêm nói rằng quả từ năm 1976, và sau Nghị quyết 29 năm 2013 cho thấy toàn ngành giáo dục đã đã có những cố gắng rất lớn; những đánh giá của WB như báo cáo là thực tế không thể phủ nhận," nhưng đây chỉ là một khía cạnh của bức tranh giáo dục.
Bên cạnh những việc đã làm được, còn những mảng tối, đòi hỏi phải cùng nhau bóc tách để tìm giải pháp như các đề án "nghìn tỷ" có nhiều điều tiếng thời gian qua. Giải pháp không thể cứ rút kinh nghiệm, xin thêm kinh phí, hay kéo dài thời hạn. Theo ông, từ năm 1976 đến nay chúng ta đã cải cách quá nhiều lần. Nếu làm tốt, sao cứ phải làm lại mãi?
Hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng nếu không có sự thay đổi thì 5 năm nữa giáo dục Việt Nam sẽ tụt hậu.
Ngữ hệ Ấn-Âu là một ngữ hệ lớn có nguồn gốc từ Tây và Nam đại lục Á-Âu. Nó bao gồm hầu hết ngôn ngữ của châu Âu cùng với các ngôn ngữ ở sơn nguyên Iran và miền bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Một số ngôn ngữ Ấn-Âu, chẳng hạn như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha đã lan rộng nhờ làn sóng thuộc địa hóa của người châu Âu và hiện được sử dụng trên khắp thế giới. Hệ Ấn-Âu được chia thành nhiều nhánh, lớn nhất phải kể đến đó là các nhóm Ấn-Iran, German, Rôman và Balt-Slav. Các ngôn ngữ có số người nói lớn nhất là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Hindustan (tiếng Hindi/Urdu), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Bengal, tiếng Marathi, tiếng Punjab và tiếng Nga (mỗi thứ tiếng có hơn 100 triệu người nói). Tiếng Đức, Pháp, Ý và Ba Tư đều có hơn 50 triệu người nói. Tổng cộng, 46% dân số thế giới (3,2 tỷ người) có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ Ấn-Âu, đông đảo nhất so với bất kỳ ngữ hệ nào khác. Theo ước tính của Ethnologue, có khoảng 445 ngôn ngữ Ấn-Âu đang được sử dụng, hơn 2/3 (313) trong số đó thuộc nhánh Ấn-Iran.[2]
Tất cả các ngôn ngữ Ấn-Âu đều bắt nguồn từ một ngôn ngữ mẹ duy nhất, gọi là tiếng Ấn-Âu nguyên thủy, từng được nói ở một thời điểm nào đó thuộc thời đại đồ đá mới. Urheimat (hay còn dịch là quê nhà ngôn ngữ, tức là nơi ngữ hệ đó phát tích) chính xác của tiếng Ấn-Âu hiện vẫn đang là chủ đề của nhiều học thuyết cạnh tranh. Trong số đó thì thuyết Kurgan đang rất được đề cao, cho rằng nơi phát tích hệ Ấn-Âu tọa lạc tại vùng thảo nguyên Pontus–Caspi và gắn liền với văn hóa Yamna có niên đại khoảng 3.000 năm TCN. Trước thời điểm phát minh ra chữ viết, hệ Ấn-Âu đã lan rộng và phân tách thành các nhánh, phân bố khắp châu Âu, Tây và Nam Á. Văn liệu độc lập của ngôn ngữ Ấn-Âu manh nha xuất hiện vào thời kỳ đồ đồng dưới dạng tiếng Hy Lạp Mycenaea và các ngôn ngữ Tiểu Á như tiếng Hitti và tiếng Luwia. Tuy vậy, manh mối Ấn-Âu lâu đời nhất được phát hiện lại là một số từ và tên riêng tiếng Hitti được ghi xen kẽ trong các văn bản tiếng Akkad cổ đại tại di chỉ Kültepe của dân tộc Assyria miền đông Tiểu Á vào thế kỷ 20 TCN.[3] Mặc dù người Ấn-Âu cổ hơn không để lại bất kỳ văn liệu nào, ta vẫn có thể biết được một số khía cạnh đời sống văn minh của họ, nhờ vào sự so sánh các văn hóa hậu duệ và phục nguyên văn hóa nguyên thủy đó.[4]
Hệ Ấn-Âu có ý nghĩa rất quan trọng đối với lĩnh vực ngôn ngữ học lịch sử vì nó sở hữu lịch sử được ghi chép cổ thứ hai so với bất kỳ hệ nào được biết đến, chỉ đứng sau ngữ hệ Phi-Á với tiếng Ai Cập và các ngôn ngữ Semit còn cổ hơn rất nhiều. Phân tích mối liên hệ giữa các ngôn ngữ Ấn-Âu và phục dựng lại căn nguyên của chúng là trọng tâm cho sự phát triển phương pháp luận ngành ngôn ngữ học lịch sử, đưa lĩnh vực này thành một ngành khoa học hàn lâm thật sự vào thế kỷ XIX.
Hệ Ấn-Âu hiện không có liên hệ với bất kỳ ngữ hệ nào khác, mặc dù một số đề xuất gây tranh cãi vẫn đã được đưa ra.
Vào thế kỷ XVI, những người châu Âu đi đến tiểu lục địa Ấn Độ bắt đầu nhận ra những nét tương tự giữa các ngôn ngữ Ấn-Arya, Iran, và châu Âu. Năm 1583, nhà truyền giáo Dòng Tên người Anh Thomas Stephens tại Goa đã viết một lá thư cho người thân (không được công bố cho tới tận thế kỷ XX),[5] mà trong đó ông đề cập đến sự tương đồng giữa ngôn ngữ Ấn Độ (đặc biệt là tiếng Phạn) với tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh.
Filippo Sassetti, một nhà buôn sinh ra tại Florence năm 1540, cũng nhận thấy điều tương tự khi đi đến Ấn Độ. Năm 1585, ông ghi nhận một số sự tương đồng từ vựng giữa tiếng Phạn và tiếng Ý (gồm devaḥ/dio "chúa", sarpaḥ/serpe "rắn", sapta/sette "bảy", aṣṭa/otto "tám", và nava/nove "chín").[5] Tuy nhiên, quan sát của Stephens và Sassetti đã không dẫn đến nghiên cứu chuyên sâu hơn nào.[5]
Năm 1647, học giả và nhà ngôn ngữ học người Hà Lan Marcus Zuerius van Boxhorn chú ý đến nét tương tự ở một số ngôn ngữ châu Á và châu Âu nhất định, và cho rằng chúng xuất phát một ngôn ngữ chung gọi là Scythia. Các ngôn ngữ trong giả thuyết của ông gồm tiếng Hà Lan, tiếng Albania, tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh, tiếng Ba Tư, và tiếng Đức, sau đó cho thêm vào các ngôn ngữ Slav, các ngôn ngữ Celt, và các ngôn ngữ gốc Balt. Ý kiến của Van Boxhorn không phổ biến và cũng không giúp khuyến khích nghiên cứu sâu hơn.
Thomas Young lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ Indo-European năm 1813, dựa trên phân bố địa lý của hệ này: từ Tây Âu tới Bắc Ấn Độ.[6][7] Từ đồng nghĩa Indo-Germanic (Ấn-German, Idg. hay IdG.), xuất hiện năm 1810 bằng tiếng Pháp (indo-germanique) trong nghiên cứu của Conrad Malte-Brun; thuật ngữ này hiện bị xem là lỗi thời và ít phổ biến hơn Indo-European, dù trong tiếng Đức indogermanisch vẫn là thuật ngữ chuẩn.
Ngữ hệ Ấn-Âu được chia thành 10 nhánh chính, được liệt kê dưới đây theo thứ tự bảng chữ cái:
Ngoài mười nhánh cổ điển được liệt kê ở trên, một số ngôn ngữ và nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu đã tuyệt chủng, ít được biết đến hơn đã tồn tại hoặc được đề xuất là đã tồn tại:
Lục: nhóm có âm PIE *-tt- > -ss-
Nâu: nhóm có âm PIE *-tt- > -st-
Hồng: nhóm có âm cuối biểu thị số nhiều, cách phương tiện, dữ cách và ly cách ở âm *-m- hơn là âm *-bh-
Việc phân chia các ngôn ngữ Ấn-Âu thành các nhóm satem và centum được nhà ngôn ngữ học Peter von Bradke đưa ra vào năm 1890, mặc dù Karl Brugmann đã đề xuất một kiểu phân loại tương tự vào năm 1886. Ở các ngôn ngữ satem, bao gồm nhánh Balto-Slav và Ấn-Iran, cũng như (về hầu hết các khía cạnh) Albania và Armenia, các âm ngạc mềm bị ngạc cứng hóa của Proto-Ấn-Âu được phục dựng vẫn khác biệt và thường bị xát hóa, trong khi các âm ngạc mềm-môi hòa lẫn với 'các âm ngạc mềm thường'. Ở các ngôn ngữ centum, các âm ngạc mềm bị ngạc cứng hóa này hòa lẫn với các ngạc mềm thường, trong khi các âm ngạc mềm-môi vẫn khác biệt. Ví dụ như từ "một trăm" trong tiếng Avesta (satem) và tiếng Latinh (centum) — âm ngạc mềm bị ngạc cứng hóa ban đầu đã biến thành âm [s] xát ở Avesta, nhưng thành âm ngạc mềm [k] thường ở Latinh.
Đặc điểm này không phải là sự phân tách theo phả hệ, sự phân chia centum–satem thường được coi là kết quả của những thay đổi lan rộng trên các nhánh phương ngữ PIE trên một khu vực địa lý cụ thể; đường đồng ngữ centum–satem giao với một số đường đồng ngữ khác đánh dấu sự khác biệt giữa các đối tượng địa lý trong các nhánh IE sớm. Có thể là các nhánh centum trên thực tế phản ánh tình trạng ban đầu của tiếng PIE, và chỉ các nhánh satem chia sẻ một loạt các đổi mới, ảnh hưởng đến tất cả các khu vực ngoại vi của liên tục phương ngữ PIE.[23] Kortlandt đề xuất rằng tổ tiên của tiếng Balt và Slav đã bị satem hóa trước khi bị ảnh hưởng bởi tây Ấn-Âu.[24]
Tiếng Proto-Ấn-Âu (PIE) được đề xuất là tổ tiên chung được tái tạo của các ngôn ngữ Ấn-Âu, được nói bởi người Proto-Ấn-Âu (sắc tộc ngôn ngữ). Từ những năm 1960, kiến thức về tiếng Anatolia đã đủ chắc chắn để thiết lập mối quan hệ của nó với PIE. Sử dụng phương pháp nội phục dựng, một giai đoạn trước đó, gọi là Tiền Proto-Ấn-Âu, đã được đề xuất.
PIE là một ngôn ngữ biến tố, trong đó các mối quan hệ ngữ pháp giữa các từ được báo hiệu thông qua các hình vị biến tố (thường ở cuối một từ). Từ gốc của PIE là những hình vị cơ bản mang một ý nghĩa từ vựng. Các hậu tố được thêm vào để tạo thành các thân từ, và bằng cách thêm vào các phần cuối, chúng lại tạo thành các từ biến tố (danh từ hoặc động từ). Hệ thống động từ Ấn-Âu được phục dựng rất phức tạp và giống như danh từ, thể hiện tính biến âm sắc.
Về mặt lịch sử, sự đa dạng hóa ngôn ngữ mẹ thành các nhánh ngôn ngữ con chưa được chứng thực. Tuy vậy, dòng thời gian của sự tiến hóa của các ngôn ngữ con hầu như không còn gì để bàn cãi, bất kể câu hỏi về nguồn gốc Ấn-Âu.
Sử dụng phương pháp phân tích toán học vay mượn từ sinh học tiến hóa, Don Ringe và Tandy Warnow đề xuất cây tiến hóa của các nhánh Ấn-Âu sau đây:
David Anthony đề xuất trình tự sau:
Khi tiếng Proto-Ấn-Âu (PIE) bắt đầu phân tách thành các nhánh con, hệ thống âm thanh của nó cũng bắt đầu thay đổi theo các quy luật âm thanh khác nhau, được minh chứng trong các ngôn ngữ con sau này.
Hệ thống âm vị PIE rất phức tạp, sở hữu 15 phụ âm dừng, bao gồm sự phân biệt bất thường giữa ba âm kêu là các âm dừng vô thanh, hữu thanh và "hữu thanh bật hơi", và sự phân biệt bất thường giữa ba loại phụ âm ngạc mềm (âm loại k) là "âm vòm" ḱ ǵ ǵh, "ngạc mềm thường" k g gh và ngạc mềm-môi kʷ gʷ gʷh. (Tính chính xác của các thuật ngữ âm vòm và ngạc mềm thường còn bị tranh cãi) Tất cả các ngôn ngữ con đều tiêu giảm số lượng khác biệt giữa các âm thanh này theo những con đường khác nhau.
Ví dụ tiếng Anh thuộc ngữ tộc German, thể hiện các thay đổi ngữ âm sau đây:
Mỗi phụ âm gốc bị dịch chuyển một bước về bên phải. Ví dụ, âm dʰ gốc trở thành âm d, còn âm d gốc lại trở thành âm t và âm t gốc lại trở thành âm θ (phát âm chữ th trong từ "thin" của tiếng Anh). Đây là lí do trong tiếng Anh các chữ f, th, h và wh lại được phát âm như hiện giờ. Các ví dụ sau đây so sánh tiếng Anh với tiếng La-tinh, một ngôn ngữ không có biển chuyển gì nhiều về mặt ngữ âm:
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KT VIỆT NAM
Địa chỉ: Ngõ 58, Đường Phúc Sơn, Phường Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
Hotline: 0398.000.448 – 0987.765.911 – 0963.080.885
Công ty TNHH Dầu Nhờn GS Việt Nam
Địa chỉ: B10, Tổ 9, Khu phố 2, Phường Long Bình Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai
ĐT: 02513.932 962 Fax: 02513.835 163
Giáo dục luôn là một trong những yếu tố quan trọng xác định sự phát triển của một quốc gia. Hệ thống giáo dục không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn hóa, kinh tế và xã hội. Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh hệ thống giáo dục ở Đức và ở Việt Nam, từ cấu trúc tổ chức đến phương pháp giảng dạy và học tập.
– Hệ thống giáo dục ở Đức được tổ chức theo ba cấp độ: tiểu học (Grundschule), trung học cơ sở (Hauptschule, Realschule, hoặc Gesamtschule), và trung học phổ thông (Gymnasium).
– Học sinh được phân loại vào các trường dựa trên kết quả học tập và khả năng của họ.
– Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục chia thành mười hai năm: 5 năm cho trung học cơ sở và 3 năm cho trung học phổ thông.
– Học sinh phải tuân theo hệ thống giáo dục đồng đều, không có việc phân loại dựa trên năng lực như ở Đức.