Công Ty Tnhh Bảo An Đà Nẵng

Công Ty Tnhh Bảo An Đà Nẵng

Thành lập từ năm 2020 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận hơn 1000 học viên từ khắp nơi trên cả nước và sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều cơ sở trong thời gian tới.Chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng ở mỗi cơ sở về chuyên môn của giáo viên và trang, thiết bị.

Thành lập từ năm 2020 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận hơn 1000 học viên từ khắp nơi trên cả nước và sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều cơ sở trong thời gian tới.Chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng ở mỗi cơ sở về chuyên môn của giáo viên và trang, thiết bị.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng dự Lễ khai giảng năm học mới tại Trường Trung học Cơ sở Trần Quang Khải

Lê Quang Sung, tên thật là Lê Đắc Thiềm,  sinh năm 1908 tại làng Gia Hòa, xã Duy Hòa, H.Duy Xuyên, Quảng Nam. Thuở thiếu thời ông học rất giỏi nên năm 1924 thi vào Trường Quốc học, Huế. Tại đây ông tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp của học sinh, sinh viên, bị địch đàn áp nên năm 1927 ông phải nghỉ học về Đà Nẵng tìm gặp ông Đỗ Quang và Đỗ Quỳ (em ruột Đỗ Quang) thành lập Ban vận động Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đầu tiên tại Đà Nẵng. Cuối năm 1929 ông được cử đi học lớp huấn luyện do Tổng hội Việt Nam cách mạng  thanh niên ở Thái Lan tổ chức. Sau 3 tháng học tập, ông trở về Đà Nẵng mở lớp bồi dưỡng chính trị do chính ông soạn thảo nội dung và trực tiếp giảng bài, cùng với Đỗ Quỳ sao, in hàng trăm đầu sách để vận động, tuyên truyền đấu tranh chống Pháp xâm lược. Bọn mật thám liên tục truy lùng ông và những người tham gia trong tổ chức này rất gắt gao nên năm 1929, ông cùng với Đỗ Quỳ chuyển vào Sài Gòn. Lê Quang Sung xin được chân làm tại Hãng FACI, một cơ sở sửa chữa tàu biển có hàng ngàn công nhân đang làm việc. Vừa lao động, ông vừa thành lập Chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và được cử làm Chánh Thư ký  Tổng công hội đỏ của Hãng FACI, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của công nhân. Sau đó không lâu, ông được tham gia cuộc họp do Châu Văn Liêm, Bí thư Kỳ bộ Việt Nam cách mạng đồng chí hội phổ biến chủ trương của Kỳ bộ sẽ chuyển tổ chức này thành An Nam cộng sản Đảng. Tại cuộc họp này, Lê Quang Sung được xem là một trong những người đầu tiên gia nhập tổ chức An Nam cộng sản Đảng, một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

Nhà lưu niệm chí sĩ Lê Quang Sung tại thôn Gia Hòa.

Từ ngày 3 đến 7-2-1930, tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, ba tổ chức đã hợp nhất thành lập tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được cử tham gia Xứ ủy viên Nam kỳ. Lúc này ông Châu Văn Liêm làm Bí thư liên tỉnh Chợ Lớn-Gia Định bị địch bắt rồi sát hại dã man nên Xứ ủy Nam kỳ điều động Lê Quang Sung thay cho Châu Văn Liêm hy sinh phụ trách địa bàn Chợ Lớn. Thực hiện chỉ đạo của Xứ ủy Nam kỳ, đầu tháng 11-1930, Tỉnh ủy Chợ Lớn tổ chức họp phiên đầu tiên để bầu Ban chấp hành gồm 5 thành viên, Lê Quang Sung được Hội nghị bầu chức Bí thư Tỉnh ủy và trở thành người Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Chợ Lớn. Năm 1931, Lê Quang Sung bị địch bắt giam tại Khám Lớn, Sài Gòn cùng với các ông Phạm Hùng, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diểu, Huỳnh Quảng, Nguyễn Thị Nhỏ... Trong xà lim, Lê Quang Sung cùng với anh em bị bắt giam liên tục đấu tranh chống chế độ hà khắc tàn bạo của thực dân Pháp, đòi tự do dân chủ, luôn giữ vững phẩm giá, khí tiết chân chính của người cộng sản. Phiên tòa của thực dân Pháp mở từ ngày 2 đến 7-5-1933 tại Sài Gòn để đưa 120 người cộng sản yêu nước bị chúng bắt giữ ra xét xử công khai. Nhà cầm quyền Pháp gọi đây là vụ án "Đảng cộng sản Đông Dương" và tuyên phạt 8 án tử hình, trong đó có Lê Quang Sung, 19 án chung thân, khổ sai, 93 án từ 5 năm đến 20 năm tù. Vụ án được báo chí lúc bấy giờ tốn khá nhiều giấy mực, gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, nhất là ở Pháp. Các luật sư  tiến bộ tham dự phiên tòa, nhất là luật sư Cancellieri  đã cực lực tố cáo nhà cầm quyền Pháp cố tình làm sai luật của nước Pháp, bênh vực các nhà cộng sản. Đảng Cộng sản Pháp cũng mở cuộc vận động đòi hủy bỏ các bản tử hình nên chúng buộc phải mở phiên tòa để xét xử lại, hạ các án tử hình xuống chung thân. Tháng 1-1934, Lê Quang Sung cùng với các ông Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Hà Huy Giáp... bị đày ra Côn Đảo. Tại đây, Lê Quang Sung tiếp tục sinh hoạt Chi bộ khám Chỉ Tồn với các ông Phạm Hùng, Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương. Đây là chi bộ đầu tiên ở Côn Đảo được thành lập vào năm 1932. Ở trong ngục tù của giặc thù nhưng chí khí và ngọn lửa thiết tha yêu nước của những người cộng sản vẫn rực cháy khôn nguôi. Để có cơ hội tiếp tục hoạt động, cuối năm 1934, Chi bộ khám Chỉ Tồn bí mật các cuộc họp bàn tính đưa người trở về đất liền lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Tuy kế hoạch cuộc vượt ngục được chi bộ triển khai khá chặt chẽ nhưng chiếc bè nhỏ nhoi lênh đênh trên biển cả mênh mông không thể chống chọi nổi với cơn bão lớn dữ dội đang ập đến. Chiếc bè vượt ngục bị chìm, Lê Quang Sung, Ngô Gia Tự, Tô Chấn cùng một số cán bộ khác mãi mãi nằm lại với biển khơi...

Nhà cộng sản yêu nước, người con của xứ Quảng Lê Quang Sung ra đi khi mới 26 tuổi đời, đang hừng hực bầu nhiệt huyết về sự hy sinh, cống hiến cho Tổ quốc, mang theo những hoài bão, khát khao về nền độc lập, tự do cho nước nhà. Tuy cuộc đời và sự cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Lê Quang Sung ngắn ngủi nhưng ông đã góp phần to lớn trong việc gieo hạt, ươm mầm cho phong trào cách mạng từ buổi ban đầu. Và chính ông cũng là người đặt nền móng cho việc thành lập chi bộ Tân Mỹ Đông ngay tại quê nhà, sau này là Đảng bộ phủ Duy Xuyên. Hiện nay tên tuổi của ông đã được khắc vào bia tưởng niệm ở Đền liệt sĩ Bến Dược. Nhiều địa phương trong cả nước đã có những con đường, mái trường  mang tên ông. Tháng 9-2011, Huyện ủy Duy Xuyên, Quảng Nam và gia tộc Lê Quang xây dựng nhà tưởng niệm ông bên con đường ven sông Thu Bồn tại thôn Gia Hòa, mảnh đất anh hùng của xứ Quảng đã sinh ra người cộng sản kiên cường, bất khuất Lê Quang Sung.

Đại diện lãnh đạo Công ty Full Time System (FTS), đại diện lãnh đạo ĐHĐN và lãnh đạo Trường ĐHSP Kỹ thuật - ĐHĐN ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.

ĐÀ NẴNG -  Chiều 21-6, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Nhật Bản trực thuộc ĐHĐN và công bố quyết định bổ nhiệm TS. Hoàng Hải làm Phó Giám đốc Trung tâm. Phát biểu tại lễ ra mắt, PGS.TS Lê Quang Sơn - Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng nhấn mạnh, Trung tâm Nhật Bản- ĐHĐN ra đời với sứ mệnh là "cầu nối" hợp tác toàn diện và sâu rộng trong GD-ĐT, khoa học công nghệ, giao lưu văn hóa và phát triển, sẵn sàng nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống, chiến lược giữa ĐHĐN với các đối tác Nhật Bản nói riêng, TP Đà Nẵng và các địa phương của Nhật Bản cũng như hai nước nói chung; đem lại những lợi ích thiết thực cho cán bộ, giảng viên, sinh viên ĐHĐN cũng như cộng đồng của hai nước trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Hoạt động của Trung tâm Nhật Bản- ĐHĐN sẽ tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu gồm:  Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Hỗ trợ đào tạo; Hợp tác với doanh nghiệp; Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường Nhật Bản; Hỗ trợ du học Nhật Bản, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giúp SV có cơ hội trau dồi, phát triển kỹ năng ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc trong môi trường doanh nghiệp Nhật Bản, nâng cao tỷ lệ SV có việc làm sau tốt nghiệp và đóng góp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp tại Việt Nam và Nhật Bản.

Dịp này, Trung tâm Nhật Bản - ĐHĐN đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần Bridge với Biên bản ghi nhớ về hợp tác triển khai chương trình đào tạo nhân lực, giảng dạy tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản, kỹ năng làm việc cho SV trong môi trường doanh nghiệp Nhật Bản, cung cấp thông tin tuyển dụng và cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp; Công ty Fulltime System (FTS) với Biên bản ghi nhớ thiết lập Phòng LAB tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐHĐN.

Sử dụng chiêu bài đưa người đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc với giá 15.000 USD/người, Võ Thị Phương Anh (1988, trú phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) đã lừa 4 bị hại để chiếm đoạt gần 1,2 tỷ đồng. Sau khi sự việc vỡ lở, các bị hại đã gửi đơn trình báo lên Văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh tố cáo hành vi của Phương Anh. Ngày 8-8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh cho hay đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Võ Thị Phương Anh (1988, trú phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) để điều tra về hành vi: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Võ Thị Phương Anh thừa nhận hành vi phạm pháp của mình.

Theo tài liệu của Cơ quan CSĐT, Chi nhánh Công ty cổ phần Traenco (tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tháng 4- 2019, Chi nhánh Công ty cổ phần Traenco đã ký kết hợp đồng lao động với Võ Thị Phương Anh và bổ nhiệm đối tượng này giữ chức vụ Phó Trưởng phòng tư vấn số 6 (địa chỉ tại số 244 - Vũ Quang, phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh). Sau một thời gian, Võ Thị Phương Anh mở văn phòng tại số 242- Vũ Quang (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh), lấy danh nghĩa Giám đốc chi nhánh Hà Tĩnh để tuyển dụng người đi xuất khẩu lao động, đồng thời thuê một số nhân viên để tìm kiếm, tuyển dụng người có nhu cầu.

Đầu tháng 6- 2020, thời điểm này Công ty Cổ phần Traenco không tuyển dụng người đi xuất khẩu lao động theo diện lao động tay nghề cao (E7) tại Hàn Quốc, tuy nhiên Võ Thị Phương Anh vẫn giới thiệu và thông báo công ty đang tuyển dụng gói lao động “E7” tại Hàn Quốc, làm việc cơ khí trên tàu, lương khoảng 40-50 triệu đồng/tháng. Thời điểm này anh Phan Xuân Diện và anh Phan Ngọc Thiêm (đều trú  xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân), anh Trần Viết Quốc và Lê Vạn Trường (đều trú xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc) có quen biết với Võ Thị Phương Anh và có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc nên đã liên hệ với Phương Anh để được tư vấn.

Phương Anh đã trực tiếp đến nhà của các lao động để tư vấn về gói lao động E7-Hàn Quốc. Tại đây, “nữ giám đốc” đã giời thiệu cho mọi người làm hồ sơ gói “E7”, lương từ 40-50 triệu đồng/tháng, chi phí từ 13.000 USD đến 15.000 USD. Để đi theo gói này, lao động phải nộp trước một khoản tiền cọc, khi nào có visa thì nộp đủ tiền để xuất cảnh. Tin tưởng nữ giám đốc chi nhánh này, 4 lao động trên đã nộp hồ sơ, tiền cho Phương Anh (tổng số tiền mà các anh: Diện, Thiêm, Quốc, Trường đã nộp cho Phương Anh là 568 triệu đồng). Số tiền này Võ Thị Phương Anh đã dùng chi tiêu cho mục đích cá nhân.

Chưa dừng lại ở đây, để có tiền trả nợ và chi tiêu cá nhân, nữ giám đốc này tiếp tục nói dối với 4 lao động rằng học đã được cấp mã code (phía Hàn Quốc đã đồng ý cấp visa cho người lao động) và yêu cầu phải nộp đủ tiền gấp để lấy visa. Tin đó là sự thật, cả 4 anh: Diện, Thiêm, Quốc, Trường đã nộp thêm cho Phương Anh với số tiền hơn 727 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này được Võ Thị Phương Anh sử dụng để trả nợ và chi tiêu cá nhân. Sau khi chuyển tiền, chờ mãi mà vẫn không xuất cảnh được, các nạn nhân tìm hiểu thì được biết, Công ty cổ phần Traenco không tuyển dụng gói lao động “E7” như sự giới thiệu của nữ giám đốc chi nhánh Võ Thị Phương Anh. Biết bị lừa, nhiều lần đòi tiền không thành công, các bị hại đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Võ Thị Phương Anh lên Văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh.

Tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh, với các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ việc, Võ Thị Phương Anh đã thừa nhận hành vi phạm pháp của mình. Hiện vụ việc đang được Văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục điều tra mở rộng, sớm hoàn tất hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.