Bên cạnh du lịch sông nước, thành phố Cần Thơ xác định du lịch MICE là sản phẩm chính cần được đầu tư.
Bên cạnh du lịch sông nước, thành phố Cần Thơ xác định du lịch MICE là sản phẩm chính cần được đầu tư.
1. Số lượng tuyển dụng: 01 chỉ tiêu
2. Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển
3. Thời gian địa điểm nhận hồ sơ:
– Thời gian: kể từ ngày 05/12/2023 đến hết ngày 05/01/2024
– Địa điểm: Trung tâm Phát triển Du lịch TP. Cần Thơ
Melde dich an, um fortzufahren.
Tại Cần Thơ, những năm gần đây, thành phố đã có nhiều dự án phát triển du lịch sông nước mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống như: du lịch gắn với nông nghiệp; du lịch trải nghiệm đời sống miền Tây thuở trước… mang lại nhiều không gian trải nghiệm cho du khách lẫn người dân địa phương.
Chợ nổi và hệ thống cồn nổi là hai giá trị văn hóa sông nước dễ nhận diện và mang tính biểu trưng cao nhất ở ÐBSCL. Ðây cũng là hai loại hình văn hóa sông nước được sử dụng như tài nguyên trong khai thác, phát triển du lịch, làm nên sản phẩm riêng có tại vùng đất Chín Rồng. Không ngoại lệ, tại Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng là nét đặc trưng sông nước, là không gian văn hóa gắn liền với lịch sử vùng đất, là tài sản quý cần được gìn giữ. Và tour chợ nổi Cái Răng luôn trong hành trình khám phá Cần Thơ của hầu hết các công ty du lịch lữ hành.
Tuy nhiên, khi giao thông và giao thương đường bộ, hàng không ngày càng phát triển, hoạt động của chợ nổi Cái Răng dần thu hẹp, không còn tấp nập như xưa. Đứng trước thực trạng “chợ nổi không còn nổi”, từ năm 2016, Ðề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng” đã được TP. Cần Thơ triển khai, với 13 hạng mục, hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là giữ chân thương hồ, bảo tồn văn hóa chợ nổi Cái Răng.
Cùng với đề án, hàng năm, UBND quận Cái Răng sẽ tổ chức “Ngày hội Du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng”, với nhiều hoạt động, gian hàng như: hội thi “Nét đẹp áo bà ba xưa và nay”; hội thi trưng bày mô hình ghe, tàu - cây bẹo mua bán nông sản tại chợ nổi Cái Răng; diễu hành tàu trên sông, vớt rác trên sông; các gian hàng quảng bá xúc tiến du lịch, giới thiệu đặc sản, bánh dân gian Nam Bộ, biểu diễn đờn ca tài tử trên sông.., nhằm tái hiện lại nét văn hóa chợ nổi xưa đến du khách.
Năm nay, “Ngày hội Du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng” diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9/7, có khoảng 15 hoạt động, với quy mô trên 60 gian hàng. Ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng Văn hóa – Truyền thanh quận Cái Răng, Cần Thơ cho biết: "Năm nay có điểm mới là mặt bằng được UBND quận đầu tư mới hoàn toàn, các công tác sắp xếp ghe mua bán tại chợ nổi cũng đã được triển khai. Điều đặc biệt năm nay, Ban tổ chức ngày hội cũng đã phối hợp với hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc làm đại diện hình ảnh cho chợ nổi, để cùng kêu gọi tham gia hưởng ứng các hoạt động chợ nổi".
Tận dụng hệ thống cồn nổi làm du lịch là hướng đi “thuận tự nhiên” Cần Thơ triển khai trong phát triển ngành công nghiệp không khói. Trong đó, HTX du lịch Cồn Sơn nổi tiếng với “tuyệt chiêu” huấn luyện những loài vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày thành những mô hình độc lạ, như cá trê ăn trên cạn, cá lóc bú bình. Để góp phần phong phú thêm du lịch mang phong vị đồng quê sông nước, Cồn Sơn đã cho ra mắt những con ếch làm xiếc vào dịp Hè 2023.
Cùng với du lịch sông nước, du lịch nông nghiệp cũng là một trong những định hướng phát triển được ngành du lịch Cần Thơ chú trọng dựa trên tài nguyên bản địa. Huyện Phong Ðiền, quận Thốt Nốt, quận Bình Thủy là những địa phương triển khai tốt nhất hoạt động với nhiều mô hình gắn với bản sắc riêng.
Có mặt tại vườn cây sinh thái của anh Trần Thiện Cảnh, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, mới 8 giờ sáng nhưng rất đông du khách đến trải nghiệm, hái dâu Hạ Châu thưởng thức tại chỗ. Có thể thấy, du lịch nông nghiệp mang đến nhiều lợi ích cho người nông dân khi có thể sử dụng “cây nhà lá vườn” làm du lịch mà không phải bỏ quá nhiều vốn để đầu tư, ngược lại còn thu về lợi nhuận cao hơn, hài lòng nhiều du khách hơn.
Bà Phạm Thị Thanh Huyền, du khách đến từ Hà Tĩnh cho biết: "Ăn trái cây tại vườn ngon hơn trái cây mua ở chợ hay siêu thị, cộng thêm cảm giác tự mình khám phá, rất thú vị".
Theo chia sẻ của các chủ vườn làm du lịch nông nghiệp, ngoài khách vãng lai, nhiều khu, điểm du lịch vẫn dành từ 1/3 đến 2/3 diện tích vườn cây hoặc liên kết khách tham quan với những đơn vị tổ chức tour, tuyến để thu nhập tăng đều lên.
Bà Lê Hồng Cẩm, Giám đốc Cantho Eco Resort, huyện Phong Điền chia sẻ: "Cantho Eco có hướng là kết hợp với bà con nông dân để làm sao phát triển sản phẩm du lịch kèm theo tăng giá trị của nông sản. Hiện tại, Eco cũng đang liên kết với một số nhà vườn để bao tiêu sản phẩm, có thêm sản phẩm dịch vụ. Ví dụ như hiện tại có thể thuê một tour tàu đi tham vườn khu vườn, tại đó có thể tự hái trái cây, tự hái rau, tự câu cá… để làm bữa ăn gia đình, tạo không khí thân mật khi đến với Cần Thơ".
Thực hiện Chương trình hành động theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025 trong lĩnh vực du lịch gồm 3 chương: Mục tiêu và yêu cầu; Nhiệm vụ trọng tâm và Tổ chức thực hiện, TP. Cần Thơ đã từng bước đổi mới hoạt động du lịch, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với thực tiễn sau đại dịch Covid-19 là: du lịch đường sông và du lịch kết hợp sự kiện (MICE).
Để thu hút khách du lịch bên cạnh đổi mới các mô hình trải nghiệm tại các khu – điểm du lịch, thành phố cũng chỉ đạo các cơ sở lưu trú cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cấp hạ tầng du lịch khang trang, hiện đại, không chỉ đủ điều kiện nghỉ dưỡng của du khách mà còn đáp ứng việc tổ chức những sự kiện quy mô toàn quốc.
Ông Nguyễn Hoàng Ơn, Giám đốc Trung tâm phát triển du lịch TP. Cần Thơ nhận định: "Chất lượng dịch vụ du lịch Cần Thơ ngày càng nâng cao tốt hơn, các sự kiện trong thành phố chúng ta tổ chức ngày càng bài bản, căn cơ hơn để phục vụ tốt nhất khách du lịch đã, đang và sẽ đến Cần Thơ".
Thống kê từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, từ đầu năm đến nay các cơ sở lưu trú đã phục vụ gần 1,7 triệu khách, tăng 34% so cùng kỳ, đạt 62% kế hoạch năm. Tổng doanh thu từ du lịch của Cần Thơ trong 6 tháng qua ước đạt hơn 3.300 tỷ đồng, tăng 59% so cùng kỳ, đạt 72% kế hoạch năm.
Để ngành du lịch phát triển vượt bậc hơn nữa, thành phố sẽ tiếp tục nâng chất sản phẩm du lịch sinh thái gần gũi tự nhiên, du lịch văn hóa bản địa. Đồng thời, để phát triển du lịch lâu dài, Cần Thơ xác định sẽ phát huy bản sắc sông nước gắn với xu hướng hội nhập phát triển xanh, bền vững của du lịch quốc gia, quốc tế, đảm bảo sản phẩm vừa mang nét độc đáo riêng mà vẫn giữ gìn và phát huy nét chung của văn hóa Nam Bộ.
Khi giao thông và giao thương đường bộ, hàng không ngày càng phát triển, tất yếu hoạt động nhiều chợ nổi ở ĐBSCL không còn tấp nập như xưa. Riêng chợ nổi Cái Răng vẫn tồn tại một cách đặc biệt: phát triển kinh tế gắn với du lịch.
Nhiều du khách, nhất là khách quốc tế, biết và ấn tượng về Cần Thơ qua chợ nổi Cái Răng và những kênh rạch xanh mát. Ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, cho rằng: “Chợ nổi Cái Răng là nét đặc trưng sông nước không chỉ của Cần Thơ mà còn của ĐBSCL, là không gian văn hóa gắn liền với lịch sử vùng đất, là tài sản quý phải được gìn giữ. Nếu không có chợ nổi Cái Răng thì du lịch Cần Thơ sẽ bị ảnh hưởng lớn”. Thực tế, tour chợ nổi Cái Răng luôn phải có trong hành trình Cần Thơ của hầu hết các công ty du lịch, khởi hành mỗi ngày.
Thế nhưng trong khi du lịch chợ nổi Cái Răng vẫn chưa giải quyết những tồn tại (rác thải gây mất mỹ quan; sản phẩm và trải nghiệm còn đơn điệu...) thì xuất hiện thêm việc chợ nổi bị phân tán không gian do tác động của việc xây bờ kè. Cụ thể, hiện nay công trình xây dựng Dự án Kè bờ sông - Ứng phó biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, đến đoạn của chợ nổi Cái Răng. Trước kia, đây là khu vực có nhiều nhà dân, vựa rau củ quả kết nối giao thương “trên bến dưới thuyền”. Khi kè được xây dựng đã khiến nhiều vựa đã phải dời đi, kéo theo sự di chuyển của các ghe nông sản và phân tán nhiều khu vực, chứ không tập trung đông đúc trải dài trong một không gian như trước kia. Vấn đề này đòi hỏi sự chung tay giải quyết của nhiều ngành, nhiều cấp.
Từ năm 2016, Ðề án Bảo tồn và Phát triển chợ nổi Cái Răng đã được TP Cần Thơ triển khai, với 13 hạng mục. Đến nay nhiều phần việc đã hoàn thành, nổi bật là hoạt động an sinh xã hội. UBND quận Cái Răng đã tạo điều kiện để 170 hộ vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch, nông sản. Lượng khách đến chợ nổi Cái Răng tăng bình quân 12-15% mỗi năm. Nhưng thực tế, công tác bảo tồn chợ nổi Cái Răng vẫn còn nhiều khó khăn, cụ thể: quản lý nhà nước trên chợ nổi thuộc nhiều ngành, nhiều cấp chồng chéo; bảo vệ môi trường còn bất cập… Hiện nay là xây dựng kè sông đang ảnh hưởng đến không gian văn hóa chợ nổi Cái Răng.
Lãnh đạo UBND TP Cần Thơ đã chỉ đạo các sở, ngành có giải pháp tháo gỡ khó khăn, với mục tiêu quan trọng nhất là giữ chân thương hồ, bảo tồn văn hóa chợ nổi Cái Răng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đang phối hợp Viện Kinh tế - Xã hội thành phố hoàn chỉnh Đề cương đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chợ nổi Cái Răng đến năm 2030”; Sở Công thương nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách đặc thù tạo điều kiện duy trì chợ nổi Cái Răng theo quy định; Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất thành lập ban quản lý chợ nổi, các chính sách cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp, chuyên gia nghiên cứu phát triển chợ nổi Cái Răng; Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, triển khai các đề án bảo vệ môi trường, chiến dịch thu gom rác thải trên sông; Sở Giao thông vận tải rà soát, quản lý, quy hoạch bến thủy nội địa phục vụ hành khách du lịch, quản lý phương tiện chở khách du lịch…
Hiện nay, có nhiều ý kiến đề xuất trong xây dựng kè sông đoạn chợ nổi Cái Răng nên cân nhắc bổ sung các cửa, ngõ tạo điều kiện cho các vựa, thương hồ có nơi mua bán, kết nối “trên bến dưới thuyền”. Địa phương và ngành hữu quan tìm giải pháp để chợ nổi Cái Răng được công nhận là làng nghề truyền thống để có những chính sách hỗ trợ kinh tế với thương hồ. Bên cạnh bảo tồn hiện trạng chợ nổi thì nên cân nhắc xây dựng một không gian phát triển theo hướng du lịch. Vì thực tế nhiều tiểu thương trên chợ nổi Cái Răng không tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, họ chỉ mua bán sỉ rau củ quả. Chỉ số ít ghe nhỏ lẻ có dịch vụ ăn uống, nên trải nghiệm cho du khách không đa dạng. Việc có không gian du lịch sẽ giúp đầu tư sản phẩm, dịch vụ phong phú hơn.