Quân nhân chuyên nghiệp là gì? Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp (Hình từ internet)
Quân nhân chuyên nghiệp là gì? Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp (Hình từ internet)
Điều 36 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau: Tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt.
Lương quân nhân chuyên nghiệp được thực hiện theo Bảng 7 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, bảng lương quân nhân chuyên nghiệp từ ngày 1/7/2023 cụ thể như sau:
- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được biệt phái đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, do cấp có thẩm quyền quyết định.
- Quân nhân chuyên nghiệp biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ.
- Cơ quan, tổ chức nhận biệt phái có trách nhiệm giao nhiệm vụ và bảo đảm các chế độ cho quân nhân chuyên nghiệp biệt phái theo quy định của pháp luật.
(Điều 19 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015)
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015.
Ngoài tiền lương, Điều 36 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng phụ cấp như sau:
+ Phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định của pháp luật;
+ Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc;
+ Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
+ Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chính sách ưu tiên hỗ trợ về nhà ở xã hội; thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật
+ Quân nhân chuyên nghiệp được hưởng phụ cấp về nhà ở.
Thông tư số 170/2016/TT-BQP, ngày 30/10/2016 của Bộ Quốc phòng, quy định cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương, phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm trong trường hợp bị kỷ luật hạ bậc lương; trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
- Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này.
(Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015)
Theo báo QĐND: Khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng đối với 9 nhóm đối tượng. Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
4. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP).
6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Theo đó, sửa đổi, bổ sung Điểm a, Khoản 1, Điều 2: QNCN xếp lương theo Bảng 7 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương dưới 5,4 và sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương từ 5,4 trở lên, thì được xét nâng lên 1 bậc lương.
Công chức quốc phòng xếp lương theo Bảng 2, viên chức quốc phòng xếp lương theo Bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo Bảng 4 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương đối với người thuộc nhóm, ngạch công chức, viên chức loại B, loại C, nhân viên thừa hành, phục vụ và sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương đối với người thuộc nhóm, ngạch công chức, viên chức loại A0, A1, A2, A3 thì được xét nâng lên 1 bậc lương.
Thông tư bổ sung Khoản 4, Khoản 5 và sau Khoản 3, Điều 4 như sau: Các cơ quan đơn vị rà soát QNCN thuộc thẩm quyền quản lý, có hệ số lương từ 3,95 đến dưới 5,4 nếu đến tháng 12/2022 đủ điều kiện nâng lương theo quy định của Thông tư này thì xem xét quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc nâng lương đối với QNCN. Thời gian giữ bậc lương, đề xuất xét nâng bậc lương lần sau được tính từ tháng 12/2022.
Ngoài ra, thông tư mới cũng sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ của Thông tư số 65/2014/TT-BQP về việc hướng dẫn thực hiện bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với QNCN và CNVCQP hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng.
Chế độ nâng bậc lương đối với QNCN quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 1/12/2022, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/2/2023.